Emmanuel Joseph Sieyès | |
---|---|
Chủ tịch Thượng viện Bảo thủ | |
Nhiệm kỳ 27 tháng 12 năm 1799 – 13 tháng 2 năm 1800 | |
Tổng thống | Napoleon Bonaparte |
Kế nhiệm | François Barthélemy |
Quan tổng tài lâm thời Pháp | |
Nhiệm kỳ 10 tháng 11 năm 1799 – 12 tháng 12 năm 1799 Phục vụ cùng Napoléon Bonaparte và Roger Ducos | |
Tiền nhiệm | Mới lập |
Kế nhiệm | Jean-Jacques-Régis de Cambacérès giữ chức Quan tổng tài thứ hai |
Thành viên Hội đồng Đốc chính | |
Nhiệm kỳ 17 tháng 6 năm 1799 – 10 tháng 1 năm 1799 | |
Tiền nhiệm | Jean-François Rewbell |
Chủ tịch Hội đồng 500 | |
Nhiệm kỳ 21 tháng 11 năm 1797 – 20 tháng 12 năm 1797 | |
Tiền nhiệm | François-Toussaint Villers |
Kế nhiệm | Antoine Boulay de la Meurthe |
Chủ tịch Quốc hội Hiến pháp | |
Nhiệm kỳ 20 tháng 4 năm 1795 – 5 tháng 5 năm 1795 | |
Tiền nhiệm | François Antoine de Boissy d'Anglas |
Kế nhiệm | Théodore Vernier |
Đại biểu Quốc hội Hiến pháp | |
Nhiệm kỳ 20 tháng 9 năm 1792 – 2 tháng 11 năm 1795 | |
Khu vực bầu cử | Var |
Đại biểu của đẳng cấp thứ ba tại Hội nghị ba đẳng cấp | |
Nhiệm kỳ 5 tháng 5 năm 1789 – 9 tháng 7 năm 1789 | |
Khu vực bầu cử | Var |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Fréjus, Pháp | 3 tháng 5 năm 1748
Mất | 20 tháng 6 năm 1836 Paris, Pháp | (88 tuổi)
Nơi an nghỉ | Nghĩa trang Père Lachaise |
Quốc tịch | Pháp |
Đảng chính trị | La Plaine (1791–1795) |
Giáo dục | Trường dòng Saint-Sulpice |
Chuyên nghiệp | Giáo sĩ, cây bút |
Chữ ký |
Emmanuel Joseph Sieyès (3 tháng 3 năm 1748 – 20 tháng 6 năm 1836), hay còn được biết đến với biệt danh Giáo sĩ Sieyès (tiếng Pháp: [sjejɛs]), là một đạo hữu Công giáo, nhà chính trị và lý luận chính trị người Pháp. Ông là một trong những lý thuyết gia chủ yếu của Cách mạng Pháp, đóng vai trò nổi bật trong thời kì Tổng tài Pháp và Đệ nhất Đế chế Pháp. Tiểu luận năm 1789 mang tên Qu'est-ce que le tiers-état? (Đẳng cấp thứ ba là gì?) đã trở thành tuyên ngôn của Cách mạng, giúp chuyển đổi Hội nghị Quốc dân thành Quốc hội Pháp vào tháng Bảy 1789. Năm 1799, ông là người chủ mưu cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9 tháng 11 năm 1799), đưa Napoleon Bonaparte nắm quyền trong chế độ Tổng tài, mà ông từng đảm nhận vị trí Tổng tài thứ hai lâm thời. Ông cũng là người tạo nên thuật ngữ "sociologie" (xã hội học) trong một bàn thảo không được xuất bản, và có những cống hiến đáng kể cho khoa học tự nhiên mới sơ khai[1].