Erinus alpinus

Erinus alpinus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Plantaginaceae
Tông (tribus)Digitalideae
Chi (genus)Erinus
Loài (species)E. alpinus
Danh pháp hai phần
Erinus alpinus
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa
  • Dortiguea alpestris Bubani, 1897
  • Erinus europaeus Panz., 1782
  • Erinus alpinus var. glaberrimus Font Quer & Maire, 1931
  • Erinus alpinus var. macranthus Font Quer, 1932
  • Erinus glabratus Nyman, 1881
  • Erinus hispanicus Pers., 1806
  • Erinus lanceolatus Kitt., 1843

Erinus alpinus là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1]

Là loài cây lâu năm bán thường xanh, với thân 10 cm (4 in) gồm các lá hẹp màu lục-lam và các cụm hoa màu hồng-tím ở đỉnh trong mùa xuân-hè. Nó được trồng phổ biến trong các vườn đá hay vườn cây núi cao; và đôi khi trở thành tự nhiên hóa ngoài phạm vi bản địa của nó, đặc biệt là trên các bức tường đá cũ, thể hiện rõ tại nơi nổi tiếng cho loài này trên cầu ngựa thồ cổ xưa tại Carrbridge trong vùng cao nguyên của Scotland.[2]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này là bản địa vùng núi non nhiều sỏi đá ở Bắc Phi (bao gồm Algeria, Morocco) và miền nam châu Âu như tại Áo, quần đảo Baleares (Tây Ban Nha), Pháp, Italia (gồm cả đảo Sardinia), Thụy Sĩ; nhưng đã du nhập tới đảo AnhIreland.[3][4][5]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Plant List (2010). Erinus alpinus. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Ukwildflowers link”. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Erinus alpinus trong Plants of the World Online. Tra cứu 05-5-2020.
  4. ^ Erinus alpinus. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ “Encyclopaedia of life entry for Erinus alpinus. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan