Etta James

Etta James
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhJamesetta Hawkins
Tên gọi khácEtta James, Miss Peaches
Sinh(1938-01-25)25 tháng 1, 1938
Nguyên quánLos Angeles, California, Mỹ
Mất20 tháng 1, 2012(2012-01-20) (73 tuổi)
Thể loạiBlues, rhythm and blues, rock and roll, jazz, soul, gospel
Nghề nghiệpCa sĩ
Nhạc cụGiọng hát, guitar
Năm hoạt động1954-2012
Hãng đĩaModern, Chess, Argo, Crown, Cadet, Island, Private Music, RCA, Elektra

Etta James (tên khai sinh Jamesetta Hawkins, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1938 - mất ngày 20 tháng 1 năm 2012) là một ca sĩ nhạc blues, soul, rhythm and blues (R&B), rock and roll, gospeljazz người Mỹ. Bà nổi tiếng nhờ bài hát "At Last" và "I'd Rather Go Blind". Bà đã nhận được 6 Giải Grammy, trong đó có 1 Giải Grammy Thành tựu trọn đời và 2 giải Grammy Đại sảnh Danh vọng. Ngoài ra còn được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Rock and RollĐại lộ Danh vọng Hollywood.

James được ca ngợi là đã xóa bỏ đi ranh giới giữa nhạc bluesrock and roll. Tạp chí danh tiếng Rolling Stone đã xếp Etta ở vị trí #22 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất. Bà là thần tượng có sức ảnh hưởng lớn đến các ca sĩ hiện giờ như Christina Aguilera, Beyoncé, Amy WinehouseAdele. Tại đám tang của Etta James, Christina Aguilera đã thể hiện thành công bài hát "At Last" để tiễn đưa bà và nhận được nhiều sự tán thưởng của công chúng và báo giới.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

1938-59: Thời thơ ấu và sự nghiệp ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Jamesetta Hawkins được sinh ra vào ngày 25 tháng 1 năm 1938 tại Los Angeles, California. Mẹ của bà là Dorothy Hawkins, còn cha của bà đến nay vẫn chưa biết tung tích.[1] Etta đã nghĩ rằng cha của bà là một tay chơi bi da tên là Rudolf "Minnesota Fats" Wanderone và đã gặp nhau một thời gian ngắn năm 1987.[2] Do mẹ của bà hay vắng nhà để quan hệ với những người đàn ông khác, Etta đã có nhiều ông bố bà mẹ nuôi, trong đó gồm cặp "Sarge" và "Mama" Lu. Ngoài ra Etta James cũng nói mẹ của bà là "Quý bà Bí ẩn."[1] Sau đó, James đã gây được sự chú ý của nhà thờ khi James Earle Hines, người dẫn đầu của dàn hợp xướng nhà thờ, huấn luyện giọng cho bà. Lúc này bà đã 5 tuổi. Cha nuôi Sarge đã yêu cầu nhà thờ trả tiền để Etta James hát, nhưng họ đã từ chối. Ở nhà, cha Etta thường xuyên đánh thức bà dậy vào đêm để hát cho ông cùng các bạn nghe trong một ván bài xì phé (poker). Do đó, Etta đã bị chứng thiếu ngủ, và điều này cũng giúp Etta nuôi ước mơ làm ca sĩ.[3]

Năm 1950, mẹ nuôi Mama Lu của Etta James qua đời, và mẹ ruột Dorothy đưa Etta định cư tại San Francisco (Los Angeles).[4] Sau hai năm dời về đây, Etta đã có ý tưởng thành lập một nhóm nhạc nữ với tên Creollettes. Sau đó cô gái Etta 14 tuổi đã gặp gỡ Johnny Otis, và Otis đã dìu dắt nhóm nhạc, đồng thời đặt nghệ danh cho cô gái Jamesetta là Etta James. Các bài hát đầu tiên của Etta cùng với nhóm bao gồm "Dance With Me, Harry" cũng như "Roll with Me, Harry" đều có mặt trên bảng xếp hạng Hot R&B/Hip-Hop Songs, và điều này đã giúp nhóm thực hiện một tour lưu diễn.[5] Bản cover của ca khúc của Etta, "The Wallflower" bởi ca sĩ nhạc pop Georgia Gibbs đã đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ. Năm 1960, Etta quyết định ký kết hợp đồng với hãng Chess Records.

1960-88: Những năm hoạt động với Chess Records

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi ký kết với Chess Records, Etta James đã thu âm những bản thu đầu tiên của mình như "If I Can't Have You" và "Spoonful". Hit đầu tiên của bà, "All I Could Do Was Cry", mang thể loại doo-wop và R&B, là một hit #2 trên Hot R&B/Hip-Hop Songs.[6] Leonard Chess đã gây dựng cho Etta một hình ảnh cổ điển để lấn dần qua các bảng xếp hạng nhạc pop và hỗ trợ bà bằng các nhạc cụ là violin cùng các nhạc cụ có dây khác.[6] Ca khúc ballad có sự hỗ trợ của nhạc cụ có dây đầu tiên của Etta là "My Dearest Darling", là một hit top 5 bảng xếp hạng R&B/Hip-hop của tạp chí Billboard.

Đĩa nhạc "At Last"/"I Just Want to Make Love"

Album đầu tay của Etta, mang tên At Last! được phát hành vào năm 1960. Album thu được sự chú ý vì âm nhạc mang tiêu chuẩn jazz (jazz standards) và nhạc blues tới doo-wop và R&B (rhythm & blues).[6] Đầu năm 1961, đĩa đơn "At Last" của Etta, được trích từ album, nhanh chóng trở thành hit #2 trên Hot R&B/Hip-Hop Songs. Tuy không đạt được thành công như mong đợi, chỉ đạt vị trí #47 trên Billboard Hot 100, nhưng "At Last" đã đi sâu vào làng âm nhạc, trở thành ca khúc tiêu biểu của Etta James và là phiên bản cover nổi tiếng nhất của ca khúc. Ngoài ra, album cũng chứa đựng các ca khúc cổ điển của Etta, bao gồm "A Sunday Kind of Love" và "I Just Want to Make Love to You". Sau đó năm 1961, Etta tiếp tục phát hành album phòng thu thứ hai, The Second Time Around, với các hit R&B như "The Fool That I Am" (đạt vị trí #14 trên Hot R&B/Hip-hop Songs) và "Don't Cry Baby" (đạt vị trí #6 cũng trên bảng xếp hạng đó).

Etta James bắt đầu thêm một thể loại mới vào các ấn hành nhạc, đó là thể loại Nhạc Phúc âm với bài hát "Something's Got a Hold on Me" lọt vào tốp 4 bảng xếp hạng Hot R&B/Hip-Hop Songs và đồng thời là hit tốp 40 trên Hot 100. Ca khúc tiếp theo, "Stop the Wedding" cũng được bà cho thêm thể loại Phúc âm vào cùng với R&B đã đạt vị trí #6 trên Hot R&B/Hip-Hop Songs. Năm 1963, Etta tiếp tục phát hành một hit cỡ trung mang tên "Pushover". Sau vài năm với những thành công lẻ tẻ, sự nghiệp của Etta bị gián đoạn vào năm 1965. Sau một thời gian bị cô lập, Etta quay trở lại ngành giải trí thu âm vào năm 1967 với thể loại R&B trong hit "Tell Mama" được đồng sáng tác bởi Clarence Carter và Paul C Saenz, đạt vị trí #10 trên bảng xếp hạng Hot R&B/Hip-Hop Songs và đạt vị trí #23 trên Billboard Hot 100. "Tell Mama" đã trở thành bài hát xếp hạng cao nhất của Etta trên bảng xếp hạng Hot 100, trước đó là bài hát "Pushover" (vị trí #25). Mặt B của ca khúc mang tên "I'd Rather Go Blind" trở thành một bản nhạc kinh điển của dòng nhạc blues và đã được cover lại bởi nhiều nghệ sĩ.

Sau những thành công đó, Etta James trở thành một nghệ sĩ được mời biểu diễn tại nhiều buổi hòa nhạc. Trong những năm 70, sự nghiệp của bà bắt đầu lắng xuống. Mặc dù bà vẫn thực hiện hợp đồng với hãng Chess, song điều này đã bị ngưng lại khi người thành lập nên hãng đĩa, Leonard Chess, qua đời năm 1969. Etta bắt đầu dấn thân vào các thể loại rockfunk vàp phát hành album mang tên mình năm 1973. Album này không hề có một hit lớn nào, song vẫn được đề cử sáu giải Grammy.[7] Bà tiếp tục phát hành hai album nữa mang nhãn hiệu Chess Records vào năm 1978 và được làm khách mời cho chuyến lưu diễn cùng năm của nhóm nhạc huyền thoại The Rolling Stones. Sau đó, Etta rời hãng Chess và trong mười năm từ 1978-1988 và bà đã phải đấu tranh với chứng nghiện ma tuý cũng như rượu.

Sự nghiệp sau này: 1988-2012

[sửa | sửa mã nguồn]
Etta James (năm 2000)

Sau những cuộc đấu tranh với chứng nghiện ma túy cũng như rượu, năm 1989 bà ký kết hợp đồng với hãng đĩa Island Records và phát hành một album mang tên The Seven Year Itch. Cũng vào năm này bà thu hình lại một buổi hoà nhạc trực tiếp ở Rạp hát Wiltern tại Los Angeles cùng Joe Walsh và Albert Collins mang tên "Jazzvisions: Jump The Blues Away". Năm 1992, Etta James phát hành tiếp album The Right Time qua hãng đĩa thu âm Elektra Records và vào năm 1993, bà được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock & Roll.[8] Cùng năm đó bà lại ký kết với hãng Private Music Records với những yếu tố nhạc jazz nhiều hơn trong album Mystery Lady: Songs of Billie Holiday. Album mang lại cho bà một giải Grammy đầu tiên ở hạng mục Trình diễn jazz nữ xuất sắc nhất.

Vào giữa thập kỷ 1990, các nhạc phẩm của Etta bắt đầu đón nhận sự chú ý của công chúng, trong đó phải kể đến "I Just Wanna Make Love to You". Năm 1996, bài hát này lọt vào tốp mười bảng xếp hạng UK Singles Chart tại đất nước Anh do sự chú ý lớn của công chúng tới bài hát.[8] Năm 1999, bài hát cổ điển "At Last" được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Grammy. Năm 2001, Etta James được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Blues vì những đóng góp to lớn của bà cho nền âm nhạc blues. Năm 2003, bà tiếp tục được vinh danh một Giải Grammy Huyền thoại (Grammy Lifetime Achievement Award). Album cuối cùng mà bà phát hành thông qua hãng Private House Records, Let's Roll đã dành hai giải Grammy cho sự nghiệp của bà, bao gồm một giải "Album Blues đương đại xuất sắc nhất" và một giải "Album Blues truyền thống xuất sắc nhất". Trong thời gian này, bà được mời biểu diễn ở các đại hội nhạc jazz hàng đầu thế giới. Năm 2008, bà lại tiếp tục được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Grammy khi bài hát năm 1955 của bà "The Wallflower (Dance with Me Henry)" được vinh danh. Tuy nhiên, vào năm 2009, khi tổng thống Barack Obama đăng quang ngôi Tổng thống Mỹ, vào lễ nhậm chức của ông, ông đã mời rất nhiều ca sĩ đến trình bày các bài hát, trong đó có "At Last". Ca khúc "At Last" - vốn được coi là một biểu tượng cho Etta James - lại không được biểu diễn bởi Etta mà lại được biểu diễn bởi Beyoncé. Sau đó Etta đã nói rằng "không thể chịu đựng được thái độ của Beyoncé cùng Obama" và bà cũng nói rằng "muốn quất mông Beyoncé kinh khủng." Sau khi bị báo chí soi mói, James đã chỉnh lại lời của mình, nói rằng dù sao đi nữa thì bà đã bị tổn thương khi không được mời biểu diễn "At Last", một bài hát tượng trưng của Etta James.[9]

Qua đời: 2012

[sửa | sửa mã nguồn]

Etta James phải nhập viện hồi tháng 1 năm 2010 do căn bệnh bởi khuẩn da tụ cầu (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus - MRSA) gây nên. Trong thời gian nằm viện, con trai Donto của bà bảo rằng bà bị bệnh Alzheimer năm 2008.[10] Năm 2011, bà bị chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu. Năm 2012, bệnh tình ngày càng nặng hơn và bà đã qua đời ngày 20 tháng Giêng, chỉ năm ngày trước khi bà tròn 74 tuổi.[11] Đám tang của bà đã được tổ chức tại Gardena, California, tám ngày sau khi Etta qua đời. Hai nghệ sĩ là Stevie Wonder cùng Christina Aguilera đã biểu diễn những ca khúc của bà để tưởng nhớ tới bà, trong đó có bài "At Last" do Christina thể hiện.[12][13] Bà được an táng tại Los Angeles, California.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Etta James đã có hàng loạt sự cố bất hợp pháp trong đầu thập niên 1970 khi bà mắc chứng nghiện heroin. Bà đã liên tục phải đi cai nghiện trong các trại cai, trong đó có ở Trung tâm Điều trị Tarzana, Los Angeles, California. Chồng bà, Artis Mills đã phải chịu trách nhiệm khi cả hai bị giải bắt do sở hữu một lượng heroin, và kết cục là đôi vợ chồng lĩnh án 10 năm tù.[14] Sau đó năm 1981 họ được thả và tiếp tục cuộc sống. Tuy nhiên, Etta James sau đó trong thời gian này lại bị bắt do chứng nghiện ma túy, lạm dụng tiền, làm giả và tàng trữ heroin.[15]

Năm 1974, Etta được đưa tới trại cai nghiện thay vì bị vô tù. Bà đã ở lại Trung tâm Tarzana 17 tháng ở tuổi 36, và đã phải chịu đựng nhiều chuyện khi bắt đầu cai nghiện. Trong cuốn tự truyện, Etta nói rằng thời gian điều trị đã làm thay đổi bà ấy. Sau khi ra trại bà lại tiếp tục dính líu đến ma túy khi có mối quan hệ với một gã đàn ông nghiện ma túy. Ở tuổi thứ 50, tức vào năm 1988, bà lại bị đưa tới Trung tâm Betty Ford ở Palm Springs, California để cai nghiện. Năm 2010, bà lại tiếp tục phải nhập viện do sự lạm dụng thuốc giảm đau.[16]

Chống của Etta James là Artis Mills và bà có hai con, là Donto và Sametto.[17]

Phong cách âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Etta James đã có ảnh hưởng ít nhiều tới các nghệ sĩ đương đại, gồm có Christina Aguilera (trái)Adele (phải)

Etta James có loại giọng thuộc âm vực contralto (giọng nữ trầm).[18] Phong cách âm nhạc của Etta cũng thay đổi theo thời gian. Trong thập niên 1950, thể loại chủ yếu mà bà biểu diễn là R&B và doo-wop. Sau khi ký kết hợp đồng với hãng Chess Records năm 1960, Etta dấn thân vào thể loại pop truyền thống, với những tiêu chuẩn jazz (jazz standards) và pop (pop standards) trong album At Last!.[19] Giọng của Etta trở nên sâu sắc và thô hơn khi bà chuyển sang thể loại jazzsoul trong những năm tiếp theo.

Etta James trở thành một trong những nghệ sĩ kém nổi bật nhất trong nền âm nhạc Mỹ cho tới thập niên 1990, khi bà có được giải Grammy đầu tiên ở hạng mục Trình diễn jazz nữ xuất sắc nhất và được vinh danh bởi Hội sáng lập nhạc Blues (Blues Foundation) và có được sự chú ý lớn. Trong những năm này, bà được ca ngợi là đã xóa bỏ đi ranh giới giữa bluesrock and roll. Etta đã có tầm ảnh hưởng lớn lên các nghệ sĩ đương thời như Beyoncé, Christina Aguilera, Diana Ross, Janis Joplin, Bonnie Raitt, Shemekia Copeland, Hayley Williams,[20] Rod Stewart,[21] Elkie Brooks,[22] Amy Winehouse, Paloma Faith,[23] Joss Stone,[24] Adele[25] và nhóm nhạc Anh The Rolling Stones.[26] Các ca khúc của bà cũng được cover lại nhiều lần, như "At Last" được cover lại bởi Christina Aguilera, Beyoncé Knowles; "A Sunday Kind of Love" được cover lại bởi Christina, cũng như các bài "Something's Got a Hold on Me" và "The Wallflower (Dance With Me Henry)".

Năm 2009, tạp chí danh tiếng Rolling Stones xếp bà ở vị trí thứ 22 trong danh sách "100 ca sĩ vĩ đại nhất" (100 Greatest Singers), vượt mặt cả "Ông hoàng nhạc Pop" Michael Jackson (xếp hạng thứ 25).[24]

Các giải Grammy

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đề cử / Tác phẩm Giải thưởng Result
1961 "All I Could Do Was Cry" Trình diễn R&B xuất sắc nhất Đề cử
1962 "The Fool That I Am" Trình diễn R&B xuất sắc nhất Đề cử
1968 "Tell Mama" Trình diễn giọng R&B nữ xuất sắc nhất Đề cử
1969 "Security" Đề cử
1974 Etta James Đề cử
1975 "St. Louis Blues" Đề cử
1989 "Seven Year Itch" Thu âm Blues đương đại xuất sắc nhất Đề cử
1991 Stickin' to My Guns Đề cử
1993 The Right Time Đề cử
1995 Mystery Lady: Songs of Billie Holiday Trình diễn jazz xuất sắc nhất Đoạt giải
1999 "At Last" Đại sảnh Danh vọng Grammy Được vinh danh
Life, Love & the Blues Album Blues đương đại xuất sắc nhất Đề cử
2000 Heart of a Woman Trình diễn jazz xuất sắc nhất Đề cử
2002 Matriarch of the Blues Album Blues đương đại xuất sắc nhất Đề cử
2003 Etta James Giải Grammy Huyền thoại Được vinh danh
2004 Let's Roll Album Blues đương đại xuất sắc nhất Đoạt giải
2005 Let's Roll Album Blues truyền thống xuất sắc nhất Đoạt giải
2008 "The Wallflower" Đại sảnh Danh vọng Grammy Được vinh danh

Danh sách đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt sự nghiệp, Etta James đã phát hành tổng cộng 30 album phòng thu từ năm 1961 đến năm 2011. Trong đó, không có album nào lọt vào tốp-mười Billboard 200. Bà cũng đã phát hành trên 50 đĩa đơn, không có đĩa nào lọt vào tốp-mười Billboard Hot 100. Song bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi bật trong công chúng như "At Last".

Etta James năm 1990.
Năm Tên album và thông tin Vị trí xếp hạng cao nhất[27]
Mỹ R&B Mỹ Blues Mỹ Jazz Mỹ
1961 At Last!
  • Phát hành: 1961
  • Hãng đĩa: Argo LP-4003
68
The Second Time Around
  • Phát hành: 1961
  • Hãng đĩa: Argo LP-4011
1962 Etta James
  • Phát hành: 1962
  • Hãng đĩa: Argo LP-4013
Etta James Sings for Lovers
  • Phát hành: 1962
  • Hãng đĩa: Argo LP-4018
1963 Etta James Top Ten
  • Phát hành: 1963
  • Hãng đĩa: Argo LP-4025
117
1965 The Queen of Soul
  • Phát hành: 1965
  • Hãng đĩa: Argo LP-4040
1966 Call My Name
  • Phát hành: 1966
  • Hãng đĩa: Cadet
1968 Tell Mama
  • Phát hành: 21 tháng 8 năm 1968
  • Hãng đĩa: Cadet
82 21
1970 Etta James Sings Funk
  • Phát hành: 1970
  • Hãng đĩa: Cadet
1971 Losers Weepers
  • Phát hành: 1971
  • Hãng đĩa: Cadet
1973 Etta James
  • Phát hành: 1973
  • Hãng đĩa: Chess
154 41
1974 Come a Little Closer
  • Phát hành: 1974
  • Hãng đĩa: Chess
47
1976 Etta Is Betta Than Evvah!
  • Phát hành: 1976
  • Hãng đĩa: Chess
1978 Deep in the Night
  • Phát hành: 1978
  • Hãng đĩa: Chess
1980 Changes
  • Phát hành: 1980
  • Hãng đĩa: MCA
1989 Seven Year Itch
  • Phát hành: 1989
  • Hãng đĩa: Island
1990 Stickin' to My Guns
  • Phát hành: 1990
  • Hãng đĩa: Island
1992 The Right Time
  • Phát hành: 1992
  • Hãng đĩa: Elektra
1994 Mystery Lady: Songs of Billie Holiday 2
1995 Time After Time
  • Phát hành: 9 tháng 5 năm 1995
  • Hãng đĩa: Private Music
5
1997 Love's Been Rough on Me
  • Phát hành: 29 tháng 4 năm 1997
  • Hãng đĩa: Private Music
6
1998 Life, Love & the Blues
  • Phát hành: 30 tháng 6 năm 1998
  • Hãng đĩa: Private Music
3
1998 12 Songs of Christmas
  • Phát hành: 13 tháng 10 năm 1998
  • Hãng đĩa: Private Music
5
1999 Heart of a Woman
  • Phát hành: 29 tháng 6 năm 1999
  • Hãng đĩa: Private Music
4
2000 Matriarch of the Blues
  • Phát hành: 12 tháng 12 năm 2000
  • Hãng đĩa: Private Music
2
2001 Blue Gardenia
  • Phát hành: 21 tháng 8 năm 2001
  • Hãng đĩa: Private Music
1
2003 Let's Roll
  • Phát hành: 6 tháng 5 năm 2003
  • Hãng đĩa: Private Music
1
2004 Blues to the Bone
  • Phát hành: 8 tháng 6 năm 2004
  • Hãng đĩa: RCA Victor
4
2006 All the Way
  • Phát hành: 14 tháng 5 năm 2006
  • Hãng đĩa: RCA Victor
2011 The Dreamer 41 2
"—" chỉ ra album không được xếp hạng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Bob Gulla (2008). Icons of R&B and Soul. ABC-CLIO. tr. 149. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ Denise Quan (ngày 25 tháng 9 năm 2002). “CNN.com — A life singing the blues”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ Etta James, David Ritz. Rage to Survive: the Etta James Story. Da Capo Press, 2003. tr. 20. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  4. ^ Etta James, David Ritz. Rage to Survive: the Etta James Story. Da Capo Press, 2003. tr. 31. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  5. ^ White, Charles (2003), pp. 68, 78. The Life and Times of Little Richard: The Authorised Biography. Omnibus Press.
  6. ^ a b c Dahl, Bill. “Etta James > Biography”. allmusic. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ "Etta James Biography". Truy cập 31 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ a b "Etta James - Inductee".
  9. ^ "Etta James says rip on Beyoncé Knowles was a joke". Today.
  10. ^ "Hospitalized Etta James batting Alzheimer's effect, son says". CNN.
  11. ^ "Legend Singer Etta James dies at 74". CNN.
  12. ^ Watson, Ryan (ngày 29 tháng 1 năm 2012). “Blues singer Etta James remembered in Los Angeles”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Honouring an icon: Christina Aguilera turns in a powerhouse performance at Etta James' funeral”. Daily Mail. Laura Schreffler, Anita Bennett. London. ngày 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  14. ^ “How Etta Got Her Groove Back”. People. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  15. ^ “Etta James”. NNDB.com. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.
  16. ^ “Son says singer Etta James changes hospitals”. USA Today. ngày 11 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ Thor Christensen (ngày 23 tháng 4 năm 2004). “James pours heart, soul into set To the 'Last'. The Dallas Morning News. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2011.
  18. ^ Cartwright, Garth (ngày 20 tháng 1 năm 2012). “Etta James obituary”. The Guardian. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  19. ^ Dahl, Bill. Tell Mama album review”. allmusic. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2008.
  20. ^ “Musicians Mourn Etta James”. Rolling Stone. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2012.
  21. ^ “Grammy-award winning singer Etta James dies at 73 after battle with leukaemia”. dailymail.co.uk. London. ngày 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2012.
  22. ^ “Book Elkie Brooks with JazzCo”. Jazzbookings.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  23. ^ “Who is Paloma Faith?”. 4Music. ngày 19 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  24. ^ a b “100 Greatest Artists of all Time:Etta James”. Rolling Stone. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  25. ^ “Interview: Adele – Archive | State Magazine”. State.ie. ngày 8 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  26. ^ “Etta James: A life in music”. telegraph.co.uk. London. ngày 21 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2012.
  27. ^ “Billboard Chart Positions > Albums”. allmusic. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Red Dead Redemption 2 là một tựa game phiêu lưu hành động năm 2018 do Rockstar Games phát triển và phát hành
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.