Führerbunker


Führerbunker
Một bức ảnh chụp vào tháng 7 năm 1947 cho thấy cổng sau của Führerbunker trong khuôn viên Phủ Thủ tướng. Thi thể vợ chồng Hitler và Eva Braun được thiêu trong một hố bom nằm ngay trước lối thoát hiểm bên trái; cấu trúc hình nón ở trung tâm dùng để thông gió và là nơi trú bom cho lính canh.[1]
Führerbunker trên bản đồ Central Berlin
Führerbunker
Thông tin chung
Quốc gia Đức Quốc Xã
Tọa độ52°30′45″B 13°22′53″Đ / 52,5125°B 13,3815°Đ / 52.5125; 13.3815
Chủ sở hữuĐức Quốc Xã
Xây dựng
Khởi công1943
Hoàn thành23 tháng 10 năm 1944
Phá hủy5 tháng 12 năm 1947
Chi phí xây dựng1.35 triệu Reichsmark (tương đương 512 triệu € năm 2021)
Thiết kế
Kiến trúc sưAlbert Speer, Karl Piepenburg
Hãng kiến trúcHochtief AG

Führerbunker (phát âm tiếng Đức: [ˈfyːʁɐˌbʊŋkɐ]) là một hầm trú bom nằm gần Phủ Thủ tướng ở Berlin, Đức. Đây là một phần của tổ hợp hầm ngầm được xây dựng theo hai giai đoạn vào năm 1936 và 1944, đồng thời là nơi cuối cùng mà Adolf Hitler đặt đại bản doanh (Führerhauptquartiere) trong Thế chiến II.

Hitler chuyển hẳn tới Führerbunker sinh sống kể từ ngày 16 tháng 1 năm 1945, biến nơi này trở thành trung tâm của chế độ Đức Quốc Xã cho đến tận những ngày cuối cùng của Thế chiến II ở châu Âu. Cũng tại nơi đây, Hitler kết hôn với Eva Braun vào ngày 29 tháng 4 năm 1945 – chưa đầy 40 giờ trước khi cặp đôi tự sát.

Sau chiến tranh, cả tòa nhà Thủ tướng cũ lẫn mới đều bị phía Liên Xô san phẳng. Tuy nhiên, khu phức hợp dưới lòng đất hầu như không bị đụng tới cho đến năm 1988–89, dẫu cho có một số nỗ lực nhằm tìm cách phá hủy nó. Các phần khai quật của khu phức hợp hầm ngầm cũ hầu hết đã bị phá hủy trong quá trình tái thiết khu vực này của Berlin. Phải đến năm 2006, khu vực này mới bắt đầu được đánh dấu khi một tấm bảng nhỏ cùng sơ đồ mặt bằng được dựng lên ở phía trước. Một vài hành lang trong hầm vẫn còn tồn tại, song bị phong tỏa không cho công chúng tham quan.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Boong ke Phủ Thủ tướng ban đầu được xây dựng làm nơi trú bom tạm thời cho Hitler, người vốn chỉ dành rất ít thời gian ở Berlin trong thời chiến. Việc quân Đồng Minh đẩy cao cường độ các cuộc không kích nhằm vào Berlin khiến nơi này phát triển thành một hầm trú ẩn vĩnh viễn một cách ngẫu hứng. Khu phức hợp bao gồm hai hầm trú ẩn riêng biệt: Vorbunker ("Boongke trước"), hoàn thiện năm 1936; và Führerbunker, hoàn thiện năm 1944, nằm ở phía tây nam của Vorbunker và sâu hơn 2,5 mét (8,2 ft).[2][3] Hai hầm này được nối liền với nhau bởi một cầu thang đặt ở góc vuông và có thể ngăn cách với nhau bởi một vách ngăn và cửa bằng thép. Vorbunker nằm 1,5 mét (4,9 ft) phía dưới tầng hầm của một sảnh tiếp khách lớn ở phía sau Phủ Thủ tướng cũ (số 77 Wilhelmstraße)[4] trong khi Führerbunker nằm 8,5 mét (28 ft) phía dưới khu vườn của Phủ Thủ tướng cũ, nằm cách Phủ Thủ tướng mới (số 6 Voßstraße) 120 mét (390 ft) về phía bắc.[5] Không chỉ nằm ở một vị trí sâu hơn, Führerbunker cũng được gia cố mạnh hơn so với Vorbunker. Trần hầm là một lớp bê tông dày gần 3 mét (9,8 ft). Khoảng 30 phòng nhỏ đều được bao bọc bởi một lớp bê tông dày khoảng 4 mét (13 ft), có lối ra dẫn tới tòa nhà chính của Phủ Thủ tướng cũ cũng như một lối thoát hiểm dẫn ra sau vườn. Führerbunker được thiết kế và xây dựng bởi Công ty cổ phần Hochtief trong khuôn khổ chương trình xây dựng và mở rộng hàng loạt công trình dưới lòng đất ở Berlin vốn bắt đầu vào năm 1940.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Arnold 2012.
  2. ^ Lehrer 2006, tr. 117, 119, 123.
  3. ^ Kellerhoff 2004, tr. 56.
  4. ^ Lehrer 2006, tr. 117.
  5. ^ Lehrer 2006, tr. 123.
  6. ^ Lehrer 2006, tr. 117, 119, 121–123.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Boldt, Gerhard (1973). Hitler: The Last Ten Days. New York: Coward, McCann & Geoghegan. ISBN 978-0-698-10531-7.
  • C.I.U. General Staff, Geographical Section (1990). Ramsey, Winston G. (biên tập). Berlin: Allied Intelligence Map of Key Buildings. After the Battle – Battle of Britain International. ISBN 978-1-870067-33-1.
  • Fest, Joachim (2005). Inside Hitler's Bunker: The Last Days of the Third Reich. New York: Picador. ISBN 978-0-374-13577-5.
  • Junge, Traudl (2004). Müller, Melissa (biên tập). Until the Final Hour: Hitler's Last Secretary. New York: Arcade Publishing. ISBN 978-1-55970-728-2.
  • Neubauer, Christoph (2010). Stadtführer durch Hitlers Berlin (bằng tiếng Đức và English). Frankfurt on the Oder: Flashback Medienverlag. ISBN 978-3-9813977-0-3. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • O'Donnell, James P. (2001) [1978]. The Bunker. New York: Da Capo Press. ISBN 978-0-306-80958-3.
  • Petrova, Ada; Watson, Peter (1995). The Death of Hitler: The Full Story with New Evidence from Secret Russian Archives. New York: Norton. ISBN 978-0-393-03914-6.
  • Ryan, Cornelius (1966). The Last Battle. New York: Simon and Schuster.
  • Tissier, Tony Le (1999). Race for the Reichstag: The 1945 Battle for Berlin. London; Portland, OR: Routledge. ISBN 978-0-7146-4929-0.
  • Trevor-Roper, Hugh (1992) [1947]. The Last Days of Hitler . University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-81224-3.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Hiện tại thì cả tên cung mệnh lẫn tên banner của Kaveh đều có liên quan đến thiên đường/bầu trời, tên banner lão là 天穹の鏡 (Thiên Khung chi Kính), bản Việt là Lăng kính vòm trời, bản Anh là Empryean Reflection (Heavenly reflection
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius