Gây mê hồi sức

Gây mê hồi sức

Gây mê hồi sức hay đơn giản là gây mê, là chuyên khoa y tế liên quan đến việc chăm sóc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước, trong và sau khi phẫu thuật .[1] Khoa gây mê thực hiện gây mê, điều trị tích cực, cấp cứu tối cấp và giảm đau.[2] Người làm việc chuyên khoa gây mê hồi sức được gọi là bác sĩ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên gây mê hồi sức hay điều dưỡng gây mê hồi sức (tùy vào từng hệ thống y tế của mỗi quốc gia) .[3][4][5][6]

Yếu tố cốt lõi của chuyên khoa là ngăn ngừa và giảm thiểu đau đớn và sự khó chịu của bệnh nhân bằng cách sử dụng các chất gây mê khác nhau, cũng như theo dõi và duy trì các chỉ số về chức năng sống của bệnh nhân trong suốt ca phẫu thuật.[7] Kể từ thế kỷ 19, gây mê đã phát triển từ một lĩnh vực thử nghiệm, những người hành nghề đều là những người không thuộc chuyên khoa này và họ phải sử dụng các loại thuốc và kỹ thuật mới, chưa được thử nghiệm. Ngày nay, đây là lĩnh vực y học đề cao tính an toàn, tinh vi và hiệu quả. Ở một số quốc gia, các bác sĩ gây mê còn là bác sĩ có vai trò lớn nhất trong bệnh viện.[8][9] Vai trò của họ có thể vượt xa vai trò truyền thống là chăm sóc gây mê trong phòng mổ: họ còn thực hiện các ca cấp cứu tiền viện (tức là cấp cứu cho bệnh nhân trước khi được vận chuyển đến bệnh viện), điều hành đơn vị hồi sức tích cực, vận chuyển bệnh nhân nguy kịch giữa các cơ sở (ví dụ: chuyển tuyến), quản lý nhà an dưỡng cuối đời, quản lý đơn vị chăm sóc giảm nhẹ, và các chương trình phục hồi chức năng trước phẫu thuật (prehabilitation) để tối ưu hóa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi thực hiện ca phẫu thuật.[7][8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "What is Anesthesiology". American Society of Anesthesiologists. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ "Helsinki Declaration on Patient Safety in Anaesthesiology". European Society of Anaesthesiology. ngày 12 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ "Anesthesiologist". Merriam Webster. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ "WFSA Position Statement on Anaesthesiology and Universal Health Coverage" (PDF). World Federation of Societies of Anaesthesiologists. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ "Science Education - Anesthesia". National Institute of General Medical Sciences. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ "Who are anaesthetists?". Royal College of Anaesthetists. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ a b Pardo Jr M, Miller RD (2018). Basics of anesthesia . Philadelphia, PA. ISBN 978-0-323-40115-9. OCLC 969439509.{{Chú thích sách}}: Quản lý CS1: địa điểm thiếu nhà xuất bản (liên kết)
  8. ^ a b "What do Anaesthetists do?". Royal College of Anaesthetists. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ Wilkinson DJ (ngày 27 tháng 3 năm 1999). "Career Focus: Anaesthesia". BMJ. 318: S2-7187. doi:10.1136/bmj.318.7187.2.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Công nghệ thực phẩm: Học đâu và làm gì?
Hiểu một cách khái quát thì công nghệ thực phẩm là một ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu về việc chế biến, bảo quản và phát triển các sản phẩm thực phẩm
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha - Genshin Impact
Tất tần tật về Kazuha và những gì cần biết trước khi roll Kazuha
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Mập và ốm: thể tạng cơ thể và chiến lược tập luyện phù hợp
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.