Già là một quân bài có hình người trong bộ bài Tây, bên cạnh Đầm và Bồi. Ở đa số các lá Già, góc trái trên và phải dưới đều có biểu tượng chữ K (viết tắt của từ King trong tiếng Anh); tuy nhiên bộ bài của Pháp thì chữ K được thay bằng chữ R (viết tắt của từ Roi).
Có 4 lá Già trong một bộ bài Tây, tương ứng với 4 chất cơ, rô, chuồn, bích. Mỗi lá Già đều vẽ hình một người đàn ông lớn tuổi mang phong cách hoàng gia (đầu đội vương miện), ngụ ý đại diện cho các ông vua.
Nhìn chung, trên tay mỗi vua đều cầm vương trượng và/hoặc kiếm, như Già Rô trong bộ bài Tây kiểu Rouen lại cầm rìu. Lá Già Cơ thường được gọi là suicide king ("ông vua tự sát") do thanh kiếm của ông cắm xuyên qua đầu, và đây cũng là lá Già duy nhất không có ria mép.[1]
Tương tự những lá Đầm và Bồi, các lá Già được vẽ đối xứng trên-dưới.
Không rõ những lá Già đại diện cho những nhân vật nào trong lịch sử. Ở Pháp, người ta có thói quen đặt tên cho các lá bài hình người theo tên các nhân vật anh hùng trong thần thoại.[2][3] Dựa theo đó, 4 lá Già lần lượt đại diện cho những nhân vật sau:
Dưới đây là 4 lá Già của bộ bài kiểu Paris (trên mỗi lá đều có ghi tên của các vua):
Tùy theo kiểu chơi bài mà lá Già có giá trị khác nhau. Nhìn chung, Già thường đứng đầu trong bộ bài Tây, nhưng cũng có thể thua lá Át.
Dưới đây là 4 lá Già trong bộ bài của Nga.
Bốn lá Già được vẽ năm 1816 tại Paris, Pháp cùng với tên của các lá bài. Lúc này, phong cách đối xứng trên-dưới chưa xuất hiện. Các biểu tượng đặc trưng của mỗi vị vua có thể thấy trên mỗi lá bài:
Phong cách đối xứng trên-dưới từ năm 1827.
Ở năm 1850, các lá bài được tô màu tím thay cho màu xanh dương và đỏ ở một vài vị trí.
Những mẫu vẽ này được thiết kế ở vùng Rouen, sau đó được du nhập đến Anh vào khoảng cuối thế kỷ 15. Từ đầu thế kỷ 18, kiểu Rouen được sản xuất nhiều ở Anh. Tuy nhiên, nhiều họa tiết của kiểu Rouen dần mất đi và ngày càng được cách điệu hóa, trở thành kiểu hình đặc trưng của Anh. Từ đây, kiểu bài Anh cũng được lan truyền rộng khắp thế giới trong suốt thế kỷ 19 và trở thành kiểu bài phổ biến nhất hiện nay.[4]
Dưới đây là 4 lá Già theo nguyên gốc của kiểu Rouen (trên) và kiểu Anh-Mỹ (dưới).
Để chèn các biểu tượng lá Già, ta có thể sử dụng mã Unicode như sau:[5]