Giả thuyết yếu của Goldbach

Trong lý thuyết số, giả thuyết yếu của Goldbach, còn được gọi là giả thuyết Goldbach lẻ, hay bài toán 3 số nguyên tố, được phát biểu là

Mọi số lẻ lớn hơn 5 đều có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của ba số nguyên tố. (Một số nguyên tố có thể được sử dụng nhiều hơn một lần trong cùng một tổng)

Giả thuyết này được gọi là "yếu" bởi vì nếu giả thuyết mạnh của Goldbach (liên quan đến tổng của hai số nguyên tố) được chứng minh, thì giả thuyết này cũng sẽ đúng. Bởi nếu mọi số chẵn lớn hơn 4 là tổng của hai số nguyên tố lẻ, thì việc thêm 3 vào mỗi số chẵn lớn hơn 4 sẽ tạo ra các số lẻ lớn hơn 7 (còn số 7 thì bằng 2 + 2 + 3).

Vào năm 2013, nhà toán học Harald Helfgott đã công bố một bản chứng minh về giả thuyết yếu của Goldbach.[1] Tính đến năm 2018, tuy bài chứng minh được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng toán học,[2] nhưng nó vẫn chưa được xuất bản trên một tạp chí được bình duyệt.

Một số khác có thể đưa giả thuyết khác là

Mọi số lẻ lớn hơn 7 đều có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của ba số nguyên tố lẻ.[3]

Phiên bản này loại trừ trường hợp 7 = 2 + 2 + 3 vì điều này yêu cầu số nguyên tố chẵn là 2. Đối với các số lẻ lớn hơn 7, nó mạnh hơn một chút vì nó cũng loại trừ các tổng như 17 = 2 + 2 + 13, được cho phép trong công thức khác. Chứng minh của Helfgott bao gồm cả hai phiên bản của giả thuyết. Giống như công thức trên cùng, công thức này cũng sẽ được chứng minh đúng ngay sau khi giả thuyết mạnh mẽ của Goldbach được chứng minh là đúng.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết được bắt nguồn từ sự tương tác giữa hai nhà toán học Christian GoldbachLeonhard Euler. Một công thức của giả thuyết Goldbach mạnh, tương đương với công thức phổ biến hơn về tổng của hai số nguyên tố, là

Mọi số nguyên lớn hơn 5 đều có thể được viết dưới dạng tổng của ba số nguyên tố.

Giả thuyết yếu chỉ đơn giản là mệnh đề trên bị giới hạn trong trường hợp yêu cầu các số nguyên tố phải là lẻ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A bot will complete this citation soon. Click here to jump the queue"The ternary Goldbach conjecture is true". MISSING LINK. . 
  2. ^ “Alexander von Humboldt-Professur - Harald Andrés Helfgott”. www.humboldt-professur.de. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ Weisstein, Eric W., "Goldbach Conjecture" từ MathWorld.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Download ViettelPay - Ngân Hàng Số người Việt
Download ViettelPay - Ngân Hàng Số người Việt
ViettelPay - Ngân hàng số của người Việt* được phát triển bởi Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital Services – VDS
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất