Giải L'Oréal-UNESCO cho phụ nữ trong khoa học (tiếng Anh: L'Oréal-UNESCO Awards for Women in Science) là một giải thưởng được thiết lập năm 1998 nhằm mục đích thăng tiến vị trí của phụ nữ trong khoa học bằng việc công nhận những thành tựu xuất sắc của các nữ khoa học gia trong nghiên cứu khoa học.
Ngoài giải thưởng này, L’Oréal và UNESCO cũng lập ra Quỹ Học bổng quốc tế UNESCO-L'Oréal (UNESCO-l’Oréal International Fellowships), với khoản học bổng là 40.000 đô la Mỹ trong 2 năm cho 15 nữ khoa học gia trẻ trong các dự án nghiên cứu đầy hứa hẹn.[4]
Ngoài giải thưởng quốc tế, từ năm 2009, L'Oréal Việt Nam và UNESCO cũng trao giải thưởng Nhà Khoa học nữ xuất sắc cấp quốc gia L'Oréal - UNESCO “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” cho các nhà khoa học nữ trong nước có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của khoa học Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng phòng Công nghệ sinh học ĐH An Giang và ĐH Cửu Long, Giáo sư Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long
TS Nguyễn Thị Mùa, Phòng Nghiên cứu khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ- Bộ Công an.
ThS.Bs Hồ Phạm Thục Lan, chuyên khoa II Bệnh viện Nhân Dân 115, Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP Hồ Chí Minh)
TS Phạm Thị Kim Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
PGS, TS Nguyễn Lan Hương - Nghiên cứu viên – Phó Phòng Hợp tác Quốc tế (Đại học Thủy lợi Hà Nội)
Từ năm 2014 trở về trước, tiền thân của giải thưởng Nhà khoa học nữ xuất sắc là chương trình học bổng nghiên cứu L'Oréal- UNESCO Vì sự phát triển Phụ nữ trong khoa học
TS. Vũ Thị Hạnh Thu (giảng viên khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) với đề tài “Nghiên cứu về loại vật liệu màng mỏng có khả năng diệt vi khuẩn trên bề mặt sẽ giúp chế tạo ra một loại vật liệu màng mỏng khoảng 400 - 500mm nhưng có khả năng làm sạch bề mặt vật liệu và chống đọng nước bề mặt trên kính thủy tinh”
TS. Trần Hà Phương Liên (giảng viên Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM) với đề tài “Nghiên cứu làm tăng hiệu quả điều trị ung thư bằng việc kết hợp fucoidan và các thuốc kháng ung thư khó tan để tạo các hạt nano”
TS. Trần Thị Thu Thủy (Phó trưởng phòng Hóa sinh hữu cơ, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với đề tài “Nghiên cứu phương pháp tổng hợp Erlotinnib hydrochloride dùng làm thuốc sinh học thế hệ mới điều trị ung thư và khả năng triển khai ứng dụng”
TS Hà Phương Thư (Viện khoa học công nghệ Việt Nam) với đề tài đề tài “Nghiên cứu về quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư”
TS Nguyễn Thị Vân Trang (Viện vệ sinh dịch tễ) với đề tài “Nghiên cứu chế tạo kháng thể đặc hiệu một số genotype của norovirus và ứng dụng trong kỹ thuật Elisa phát hiện kháng nguyên virus này”
TS Nguyễn Thị Thanh Xuân (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) với đề tài đề tài “Nghiên cứu mô hình nuôi trồng vi tảo tạo nguồn sinh khối ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học”
TS Trần Vân Khánh, Đại học Y Hà Nội với nghiên cứu liệu pháp điều trị bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
TS Hoàng Thị Bích Thảo, Đại học Nông lâm Thái Nguyên với nghiên cứu phát triển cao lươơng ngọt cao sản trên vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất ethanol sinh học
TS Ứng Thị Diệu Thúy, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam với đề án chế tạo và nghiên cứu các quá trình quang điện tử trong chấm lượng tử cấu trúc loại II định hướng ứng dụng trong pin mặt trời
TS. Đinh Thị Mai Thanh – nghiên cứu viên Phòng Ăn mòn và Bảo vệ kim loại, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với đề án "Tổng hợp điện hóa vật liệu nacocomposit Pb02TiO2 trên thép không gỉ 304 ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp"
TS. Đoàn Thị Mai Hương, Phó trưởng phòng Tổng hợp Hữu cơ Viện Hóa sinh Biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với đề án "Phát hiện các hợp chất có tính sinh học từ hai loài thực vật Macaranga (Euphorbiaceae) họ thầu dầu ở Việt Nam"
TS. Nguyễn Thị Vân Anh - Giảng viên, trưởng bộ môn Nano Sinh học, Khoa Sinh (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) với đề án "Phát triển bào tử Bacillus trên cơ sở tương tác"STREPTAVIDIN-BIOTIN": Công cụ mới cho chẩn đoán và dẫn thuốc tới đích"
TS Đặng Thị Phương Thảo - giảng viên, Trưởng Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học Phân Tử và Môi Trường, thuộc Khoa Sinh - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM. với đề tài "Sử dụng mô hình ruồi giấm Drosophila để nghiên cứu vai trò của Protein UCL-L1 đối với bệnh Parkinson"
TS Nghiêm Thị Hà Liên, Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam với đề án "Chế tạo và nghiên cứu các đặc trưng quang học của hạt vàng gắn kết kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu HER2 nhằm ứng dụng trong việc là băng thử phát hiện nhanh bệnh ung thư vú"
TS Lê Thị Phương Quỳnh với đề án "Nghiên cứu những biến đối toàn cầu dựa trên mô hình địa phương, lưu vực sông Hồng ở Việt Nam"