Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam

Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam
Trao choPhim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình
Quốc gia Việt Nam
Được trao bởiHội Điện ảnh Việt Nam
Dẫn chương trìnhHội Điện ảnh Việt Nam
Lần đầu tiên1994
Lần gần nhất2002
    Giải Cánh diều >

Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Cinema Association Awards, viết tắt: VCA) một giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam từ năm 1993 đến trước năm 2003, là tiền thân của Giải Cánh diều.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Về bản chất, Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam là giải thưởng nội bộ trong hệ thống giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, gồm 7 hiệp hội: nhiếp ảnh, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, văn học, nghệ thuật. Để khuyến khích các tác phẩm của các nghệ sĩ, hàng năm, chính phủ cung cấp kinh phí cho các hiệp hội để trao giải cho họ.

Ban đầu, Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam là một giải thưởng được Hội Điện ảnh Việt Nam trao tặng trong khuôn khổ các kỳ Liên hoan phim Việt Nam. Đến năm 1993, VCA chính thức tách khỏi liên hoan phim và bắt đầu tổ chức các lễ trao giải riêng hằng năm. Lễ trao giải đầu tiên được giành cho các bộ phim sản xuất từ năm 1991 đến 1993. Đến năm 2003, Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam chính thức mang tên Giải Cánh diều.

Hạng mục

[sửa | sửa mã nguồn]

VCA trao giải cho 4 hạng mục chính là phim truyện, phim tài liệu/khoa học, phim hoạt hình và các tập sách hay công trình nghiên cứu. Giai đoạn ban đầu khi VCA tách ra khỏi Liên hoan phim Việt Nam cũng là giai đoạn bùng nổ của thể loại phim video hay còn gọi là phim băng hình.[1] Bắt đầu từ kỳ xét thưởng thứ 2 vào năm 1994, giải thưởng cho phim truyện được tách làm 2 hạng mục nhỏ hơn cho phim truyện nhựa và phim truyện video, đồng thời có ban giám khảo riêng cho từng hạng mục.[2] Về sau, việc chia 2 hạng mục nhỏ này áp dụng cho cả phim tài liệu/khoa học và phim hoạt hình. Ở mỗi hạng mục thường có giải A, giải B và giải khuyến khích hoặc bằng khen. Tùy theo từng năm mà có thể không trao một hoặc nhiều giải. Riêng hạng mục cho phim truyện nhựa có thêm giải thưởng cho phim đầu tay.[3]

Giải thưởng qua các năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải
1994 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1993
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995
1997 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1996
1998 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1997
1999 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1998
2000 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1999
2001 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2000
2002 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hội Điện ảnh Việt Nam (2020). Kỷ yếu Hội Điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Hội Điện ảnh Việt Nam.
  • Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)