Gioan Kim Khẩu

Thánh Gioan Kim Khẩu
Tranh khảm Byzantine về thánh Gioan Kim Khẩu từ Hagia Sophia
Tổng giám mục, Tiến sĩ Hội thánh
Sinhkhoảng 347[1]
Antiochia
Mất14 tháng 9, 407
Comana miền Pontus[2]
Tôn kínhKitô giáo Đông phương
Kitô giáo Tây phương
Lễ kínhChính thống giáo Đông phương
13 tháng 11 (nhận chức tổng giám mục Constantinople)
27 tháng 1 (chuyển thánh tích)
Công giáo Rôma
13 tháng 9
Biểu trưngtổ ong, bồ câu trắng, chiếc ly trên cuốn Kinh thánh, bút và lọ mực. Lễ phục giám mục, mang sách Phúc âm, tay phải nâng lên chúc phúc; được mô tả dáng gầy vì chay tịnh, trán cao, tóc sậm màu, râu ngắn.
Quan thầy củaConstantinopolis, giáo dục, nhà hùng biện, giảng viên

Gioan Kim Khẩu (k. 347 – 407, Hy Lạp: Ἰωάννης ὁ Χρυσόστομος, Ioannes Chrysostomos) là Tổng giám mục thành Constantinopolis. Ông nổi tiếng bởi tài hùng biện trong thuyết giáo và diễn thuyết, bởi tính cương trực khi quở trách những hành vi lạm quyền trong giới lãnh đạo chính trị và tôn giáo và bởi quan điểm của ông về nếp sống khổ hạnh. Sau khi qua đời, ông được mệnh danh Chrysostomos, trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "Miệng vàng" hay "Kim khẩu" nhằm xưng tụng khả năng hùng biện của ông.[3][4]

Ông được hầu hết các giáo hội Kitô giáo tôn nhận là một vị thánh, và được Chính Thống giáo Đông phương xưng tụng là một trong ba giáo phụ vĩ đại (cùng với Basiliô CảGrêgôriô Nazianzênô). Ông cũng được Giáo hội Công giáo Rôma phong là một trong bốn đại Tiến sĩ Hội Thánh.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu thời và Học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Gioan sinh năm 349 tại Antiochia,[5] cha ông là một sĩ quan cao cấp,[6] nhưng hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về việc mẹ ông có phải là tín hữu Cơ Đốc hay không.[7] Cha của Gioan chết sớm, cậu bé được chăm sóc bởi người mẹ. Ông chịu lễ rửa tội (báp têm) trong năm 368 hoặc 373 và được chọn làm người đọc Thánh thư trong nhà thờ.[8] Nhờ những mối quan hệ của người mẹ, Gioan theo học một thầy giáo ngoại đạo Libanus. Trong thời gian này, Gioan nắm bắt những kỹ năng diễn thuyết, và bắt đầu ham thích ngôn ngữvăn chương Hy Lạp.[9] Tuy nhiên, khi trưởng thành, Gioan ngày càng quan tâm nhiều hơn về Kitô giáo, đến theo học môn thần học với Diodore thành Tarsus (về sau là một trong những thủ lĩnh trường phái Antioch). Gioan sống một đời khổ hạnh, khoảng năm 375, ông trở thành một nhà ẩn tu, suốt hai năm cứ đứng, hiếm khi ngủ, học thuộc lòng Kinh Thánh. Hậu quả là ông mắc bệnh dạ dày và thận mãn tính, suy nhược đến nỗi phải trở về Antioch.[10]

Năm 381, Gioan được Thánh Meletius thành Antiochia phong chức phó tế (deacon), đến năm 386 ông được Giám mục Flavian I thành Antiochia phong chức trưởng lão. Trải qua mười hai năm, ông nổi tiếng với tài hùng biện, nhất là biệt tài luận giải sâu sắc các đoạn Kinh Thánh, và những giáo huấn về các vấn đề đạo đức. Tác phẩm giá trị nhất của ông là "Tuyển tập Bài giảng", luận giải nhiều sách khác nhau trong Kinh Thánh. Gioan thường nhấn mạnh đến các việc bác ái, cũng như quan tâm đặc biệt đến các nhu cầu thể xác và tinh thần của người nghèo. Ông lớn tiếng chỉ trích sự lạm dụng, tính lãng phí, và lòng ham mê tích lũy của cải:

Sự thấu hiểu trực tiếp ngôn từ Kinh Thánh của Gioan (đối nghịch với khuynh hướng luận giải Kinh Thánh theo nghĩa bóng thời ấy) cho thấy những chủ đề ông chọn đều tập chú vào việc giải thích và ứng dụng các giáo huấn vào cuộc sống hằng ngày. Cung cách thuyết giáo của Chrysostom giúp ông có được sự ủng hộ của đa số quần chúng. Ông thành lập một chuỗi các bệnh viện tại Constantinopolis để chăm sóc người nghèo.[13]

Một sự kiện xảy ra ở Antioch cho thấy ảnh hưởng to lớn của Chrysostom thể hiện qua sức thuyết phục của các bài thuyết giáo. Người dân thành phố, trong lúc bạo loạn, đã chặt đứt tay chân các bức tượng của Hoàng đế Theodosius I và các thành viên hoàng tộc. Suốt trong những tuần lễ của kỳ Lễ Lá năm 397, Chrysostom thuyết giáo liên tiếp 28 bài giảng, vạch ra sự sai lầm của đám đông. Những bài giảng này có ảnh hưởng lâu dài đối với người dân thành phố: nhiều người tìm đến tiếp nhận đức tin Cơ Đốc. Nhờ đó, Hoàng đế nguôi cơn giận và những biện pháp trừng phạt cũng được giảm nhẹ.[14]

Tổng Giám mục thành Constantinope

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng khắc Gioan Kim Khẩu tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Patriciô, thành phố New York

Trái với ý nguyện, năm 398 Gioan được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Constantinopolis. Ông phàn nàn về việc nghi thức triều đình cho phép Tổng Giám mục hưởng những đặc ân lớn hơn các quan đại thần. Trong thời gian làm Tổng Giám mục, thái độ kiên quyết khi từ chối tổ chức các buổi lễ hội xa xỉ đã khiến ông rất được lòng dân, nhưng lại trở thành cái gai trong mắt tầng lớp giàu có và giới tăng lữ, trong khi những biện pháp cải cách của ông làm gia tăng sự bất bình trong giới tăng lữ.[15]

Thời gian Chrysostom sống ở Constaninople xảy ra nhiều biến động hơn lúc ông ở Antioch. Theophilus, Thượng phụ thành Alexandria, do muốn cầm giữ Constantinopolis dưới ảnh hưởng của mình nên chống đối việc bổ nhiệm Chrysostom, và cáo buộc Gioan ủng hộ học thuyết Origen. Theophilus kỷ luật bốn tu sĩ Ai Cập vì họ theo Origen. Trong khi đó Chrysostom có thêm một kẻ thù đầy quyền lực là vợ của Hoàng đế Arcadius, Aelia Eudoxia. Eudoxia cho rằng những quở trách của Chrysostom về sự xa hoa trong trang phục là nhắm vào bà.[14]

Tùy vào quan điểm cá nhân mà có người xem Gioan là thiếu tế nhị, trong khi những người khác ca ngợi sự can đảm của ông khi quở trách những thói xấu trong giới thượng lưu. Hầu như ngay lập tức, một liên minh được hình thành bởi Eudoxia, Theophilus và những người khác nhằm chống lại Gioan. Họ triệu tập một hội nghị trong năm 403 để buộc tội Gioan có liên hệ với tà giáo Origen. Kết quả là ông bị phế truất và lưu đày. Nhưng Arcadius triệu hồi ông về vì sự phẫn uất của dân chúng.[16] Ngay trong đêm Gioan bị bắt giữ, xảy ra một trận động đất khiến Eudoxia xem đó là một dấu hiệu bày tỏ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.[17] Dù vậy, tình trạng hòa bình giữa những người này kéo dài chẳng được bao lâu. Khi một bức tượng Eudoxia bằng bạc được dựng lên gần ngôi đại giáo đường của ông, Gioan đã lên tiếng đả kích các buổi lễ cung hiến bức tượng. Một lần nữa, Gioan bị lưu đày, lần này đến Causasus thuộc Armenia.[18]

Giáo hoàng Innocent I phản kháng lệnh phát vãng nhưng không có kết quả.[19] Trong khi đó, những bức thư của Gioan gây xôn xao tại Constantinople, và ông bị lưu đày xa hơn, đến Pitiunt (vùng Abkhazia thuộc Gruzia), ở đây phần mộ của ông trở thành nơi hành hương. Gioan chết trên đường lưu đày. Lời nói sau cùng của ông là, "δόξα τῷ θεῷ πάντων ἕνεκεν" (Nguyện Thiên Chúa được vinh hiển trong mọi sự!).[17]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài giảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi tiếng là "nhà thuyết giáo vĩ đại nhất trong thời kỳ hội thánh đầu tiên", những bài giảng của Gioan có ảnh hưởng to lớn và lâu dài.[20] Số lượng các bài giảng của ông rất lớn, bao gồm hàng trăm bài giảng theo cách giải nghĩa Kinh Thánh trong Tân Ước (đặc biệt là những thư tín của Sứ đồ Phaolô) và Cựu Ước (nhất là Sáng thế ký). Trong số các bài luận giải Kinh Thánh của Gioan có 67 bài giảng về Sáng thế ký, 59 bài về Thi thiên (Thánh vịnh), 90 bài về Phúc âm Matthew, 88 bài về Phúc Âm Gioan, và 55 bài về sách Công vụ các Sứ đồ.[21]

Được ghi lại, sao chép và lưu hành, những bài giảng này thể hiện phong cách của Gioan, thẳng thắn và gần gũi; chúng cũng giúp định hình những chuẩn mực cho thuật hùng biện trong thời kỳ này.[22] Nhìn chung, nền thần học được quảng bá qua nghệ thuật thuyết giáo theo cung cách của Gioan thể hiện những đặc điểm của trường phái Antioch (thiên về khuynh hướng luận giải các sự kiện Kinh Thánh theo nghĩa đen), mặc dù ông vẫn sử dụng thuật luận giải theo nghĩa bóng thường được cho là quen thuộc với trường phái Alexandria.[21]

Bối cảnh tôn giáo và xã hội đương thời hình thành trong ảnh hưởng ngoại giáo lan tỏa cùng khắp trong nếp sống thường nhật của người dân thành phố. Một trong những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các bài thuyết giáo của Gioan nhắm vào ảnh hưởng ngoại giáo trên các phương tiện giải trí: nhà hát, đua ngựa, tiệc tùng hoan lạc vào các dịp lễ hội.[23] Với mối quan tâm đặc biệt dành cho các tín hữu Cơ Đốc, có lần ông nhắc nhở họ,

Một trong những điểm đặc trưng được tìm thấy trong các bài thuyết giáo của Gioan Kim Khẩu là việc nhấn mạnh đến bổn phận chăm sóc những người nghèo khó.[25] Được soi dẫn từ những giáo huấn chép trong Phúc âm Mátthêu, ông kêu gọi người giàu từ bỏ những tham vọng vật chất mà quan tâm nhiều hơn đến người nghèo. Gioan thường sử dụng các kỹ năng hùng biện để phô bày sự hợm hĩnh của những người giàu vô cảm:

Phụng vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những di sản có giá trị lâu dài của Gioan Kim Khẩu là các tác phẩm của ông về phụng vụ. Ông góp phần làm hài hòa đời sống nghi thức của hội thánh bằng cách nhuận chánh lời cầu nguyện và các đoạn quan trọng trong Thần Phụng vụ (Divine Liturgy), và trong phần nghi lễ dành cho Lễ Tiệc Thánh (Bí tích Thánh thể). Cho đến nay, Chính thống giáo hội Đông phương và các Giáo hội Công giáo Đông phương khác vẫn cử hành thánh lễ theo Thẩn Phụng vụ của ông.

Tu viện Chrysostom tại Moskva (1882).

Do giới tăng lữ tại Constantinople là nguyên cớ gây ra những chỉ trích nhắm vào cuộc sống giàu sang và lòng ham mê trần tục của họ, Gioan bày tỏ quyết tâm cải tổ hệ thống tăng lữ tại đây. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông vấp phải sự chống trả mãnh liệt, và chỉ thu được kết quả rất hạn chế. Chrysostom là nhà thuyết giáo tài năng. Trong cương vị một nhà thần học, ông vẫn được xem là tiếp tục duy trì ảnh hưởng lên Cơ Đốc giáo phương Đông, và là học giả nhiều ảnh hưởng nhất của Giáo hội Hy Lạp, mặc dù ít có ảnh hưởng lên Cơ Đốc giáo phương Tây. Hơn bất cứ giáo phụ Hy Lạp nào khác, các tác phẩm của Gioan vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay.[3] Ông bác bỏ cách luận giải Kinh Thánh theo nghĩa bóng, nhưng luận giải cách khúc chiết, và tìm cách ứng dụng các bài học rút ra từ Kinh Thánh vào cuộc sống hằng ngày.

Sự kiện Gioan Kim Khẩu bị lưu đày cho thấy vào lúc ấy quyền lực thế tục đang khống chế Giáo hội Đông phương, cũng như hé lộ những tranh chấp giữa Constantinople và Alexandria nhằm giành quyền kiểm soát giáo hội. Trong khi đó, từ thế kỷ thứ tư, ưu thế vượt trội của Rôma là không còn gì để tranh cãi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mặc dù ảnh hưởng ngày càng phát triển của Giáo hoàng, sự kiện lời kháng nghị của Innocent I không được chấp thuận cho thấy sức mạnh thế tục của Giám mục thành Rôma không có mấy tác dụng tại phương Đông vào thời kỳ ấy.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngày sinh của Gioan vẫn đang trong vòng tranh cãi. For a discussion see Robert Carter, "The Chronology of St. John Chrysostom's Early Life", in Traditio 18:357–64 (1962) Jean Dumortier, "La valeur historique du dialogue de Palladius et la chronologie de saint Jean Chrysostome", in Mélanges de science religieuse, 8:51–56 (1951). Carter dates his birth to the year 349. See also Robert Louis Wilken, John Chrysostom and the Jews: Rhetoric and Reality in the Late Fourth Century, (Berkeley: University of California Press:1983), p.5.
  2. ^ Newadvent.org
  3. ^ a b "St John Chrysostom" in the Catholic Encyclopedia, available online. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
  4. ^ Pope Vigilius, Constitution of Pope Vigilius, 553
  5. ^ The date of John's birth is disputed. For a discussion see Robert Carter, "The Chronology of St. John Chrysostom's Early Life," in Traditio 18:357–64 (1962) Jean Dumortier, "La valeur historique du dialogue de Palladius et la chronologie de saint Jean Chrysostome," in Mélanges de science religieuse, 8:51–56 (1951). Carter dates his birth to the year 349. See also Robert Louis Wilken, John Chrysostom and the Jews: Rhetoric and Reality in the Late Fourth Century, (Berkeley: University of California Press:1983), p.5.
  6. ^ The Encyclopedia Judaica describes Chrysostom's mother as a pagan. In Pauline Allen and Wendy Mayer, John Chrysostom, (Routledge:2000), p.5 ISBN 0-415-18252-2, she is described as a Christian.
  7. ^ "John Chrysostom", Encyclopedia Judaica
  8. ^ Wilken (p. 7) prefers 368 for the date of Chrysostom's baptism, the Encyclopedia Judaica prefers the later date of 373.
  9. ^ Wilken, p. 5.
  10. ^ Pauline Allen and Wendy Mayer, John Chrysostom, (Routledge:2000), p.6 ISBN 0-415-18252-2,
  11. ^ "Vì ta đã đói, các ngươi không cho ăn; ta khát, các ngươi không cho uống; ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước; ta trần truồng, các ngươi không mặc cho ta; ta đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng. Đến phiên các người này thưa lại rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi thấy Chúa, hoặc đói, hoặc khát, hoặc làm khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc đau ốm, hoặc bị tù mà không hầu việc Ngài ư? Ngài sẽ đáp lại rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn này, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa." – Phúc âm Matthew 25: 42-45
  12. ^ John Chrysostom, In Evangelium S. Matthaei, hom. 50:3-4: PG 58, 508-509
  13. ^ See Cajetan Baluffi, The Charity of the Church, trans. Denis Gargan (Dublin: M H Gill and Son, 1885), p. 39 and Alvin J. Schmidt, Under the Influence: How Christianity Transformed Civilization (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 2001), p. 152; cited in Thomas Woods, How the Catholic Church Built Western Civilization, (Washington, DC: Regenery, 2005), p.174.
  14. ^ a b Robert Wilken, "John Chrysostom" in Encyclopedia of Early Christianity, ed. Everett Ferguson (New York:Garland Publishing, 1997).
  15. ^ David H. Farmer, The Oxford Dictionary of the Saints, second ed. (New York:Oxford University Press, 1987) p.232.
  16. ^ Socrates Scholasticus (1995) [1890]. “Book VI, Chapter XVI: Sedition on Account of John Chrysostom's Banishment”. Trong Schaff, Philip and Wace, Henry (trs., eds.) (biên tập). Nicene and Post-Nicene Fathers, Volume II: Socrates and Sozomenus Ecclesiastical Histories. Zenos, A. C. (rev., notes) . Peabody: Hendrickson Publishers. tr. 149. ISBN 1-56563-118-8. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  17. ^ a b “St John Chrysostom the Archbishop of Constantinople”. Orthodox Church in America. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.
  18. ^ "John Chrysostom" in The Oxford Dictionary of Church History, ed. Jerald C. Brauer (Philadelphia:Westminster Press, 1971).
  19. ^ “CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: St. Gaudentius”. Truy cập 20 tháng 3 năm 2015.
  20. ^ "John Chrysostom" in Encyclopedia of Early Christianity.
  21. ^ a b "John Chrysostom" in the Catholic Encyclopedia, online, truy cập 20 tháng 3 năm 2007.
  22. ^ Yohanan (Hans) Lewy, "John Chrysostom" in Encyclopedia Judaica (CD-ROM Edition Version 1.0), Ed. Cecil Roth (Keter Publishing House: 1997). ISBN 965-07-0665-8.
  23. ^ Wilken, p.30.
  24. ^ Tên của hai vị tiên tri trong Cựu Ước
  25. ^ a b John Chrysostom, quoted in Wilken, p.30
  26. ^ John Chrysostom, quoted in Liebeschuetz, p.176

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Allen, Pauline and Mayer, Wendy (2000). John Chrysostom. Routledge. ISBN 0-415-18252-2
  • Attwater, Donald (1960). St. John Chrysostom: Pastor and Preacher. London: Catholic Book Club.
  • Blamires, Harry (1996). The New Bloomsday Book: A Guide Through Ulysses. London: Routledge. ISBN 0-15-3858-.
  • Brändle, R., V. Jegher-Bucher, and Johannes Chrysostomus (1995). Acht Reden gegen Juden (Bibliothek der griechischen Literatur 41), Stuttgart: Hiersemann.
  • Brustein, William I. (2003). Roots of Hate: Anti-Semitism in Europe before the Holocaust. Cambridge University Press. ISBN 0-521-77308-3
  • Carter, Robert (1962). "The Chronology of St. John Chrystostom's Early Life." Traditio 18:357–64.
  • Chrysostom, John (1979). Discourses Against Judaizing Christians, trans. Paul W. Harkins. The Fathers of the Church; v. 68. Washington: Catholic University of America Press.
  • Dumortier, Jean (1951). "La valeur historique du dialogue de Palladius et la chronologie de saint Jean Chrysostome." Mélanges de science religieuse, 8, 51–56.
  • Hartney, Aideen (2004). John Chrysostom and the Transformation of the City. London: Duckworth. ISBN 0-520-04757-5.
  • Joyce, James (1961). Ulysses. New York: The Modern Library.
  • Kelly, John Norman Davidson (1995). Golden Mouth: The Story of John Chrysostom-Ascetic, Preacher, Bishop. Ithica, NY: Cornell University Press. ISBN 0-8014-3189-1.
  • Laqueur, Walter (2006). The Changing Face of Antisemitism: From Ancient Times To The Present Day. Oxford University Press. ISBN 0-19-530429-2.
  • Liebeschuetz, J.H.W.G. (1990) Barbarians and Bishops: Army, Church and State in the Age of Arcadius and Chrysostom. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-814886-0.
  • Lewy, Yohanan [Hans] (1997). "John Chrysostom". Encyclopedia Judaica (CD-ROM Edition Version 1.0). Ed. Cecil Roth. Keter Publishing House. ISBN 965-07-0665-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde có bộ chỉ số khá tương đồng với Raiden, với cùng chỉ số att và def cơ bản, và base HP chỉ nhỉnh hơn Raiden một chút.
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Review phim Mouse: Kẻ săn người
Phim nói về cuộc đấu trí giữa tên sát nhân thái nhân cách biệt danh 'Kẻ săn người' và cảnh sát