Constantinopolis

Bản đồ Constantinopolis
Constantinopolis vào thời Byzantine

Constantinopolis (có nghĩa là "thành phố của Constantinus [Đại Đế]"; tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis; tiếng Latin: Constantinopolis; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: قسطنطينيه, Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330–395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395–1204 và 1261–1453), của Đế quốc La Tinh (1204–1261) và của Đế quốc Ottoman (1453–1922).

Tên của thành phố này đã được chính thức đổi thành tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại của nó là Istanbul vào năm 1930[1][2][3] như là một phần trong các cải cách quốc gia của Tổng thống Atatürk. Tên này đã được sử dụng rộng rãi bởi các cư dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại đây được gần năm thế kỷ. Nằm ở vị trí thuận lợi về mặt chiến thuật giữa Sừng Vàngbiển Marmara, tại nơi châu Âu gặp châu Á, Constantinopolis của Đông La Mã là kinh đô của một đế quốc Ki-tô giáo, tiếp nối Hy LạpLa Mã, cho đến khi Constantinopolis thất thủ vào năm 1453. Trong suốt thời Trung Cổ, Constantinopolis đã là thành phố lớn nhất và giàu nhất của châu Âu, được biết đến với tên gọi là "Nữ hoàng của các Thành phố" (Vasileuousa Polis).

Do bối cảnh lịch sử, Constantinopolis thường có một số tên gọi khác nhau ở một thời điểm nào đó; phổ biến nhất trong số đó là Byzantium (tên cũ của thành phố), Nova Roma (nghĩa là Roma mới, tên do Constantinus đặt), mặc dù đây là tên do Giáo hội đặt (không phải tên chính thức), Constantinopolis và Stamboul.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BBC - Timeline: Turkey
  2. ^ “Britannica, Istanbul”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ “Lexicorient, Istanbul”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
[Tóm tắt] Light Novel Năm 2 Tập 1 - Classroom of the Elite
Bức màn được hé lộ, năm thứ hai của series cực kỳ nổi tiếng này đã xuất hiện
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn