Gokishichidō (五畿七道 (Ngũ kỳ Thất đạo)) là danh xưng tổ chức hành chính Nhật Bản dưới thời kỳ Asuka, là một phần của chế định Ritsuryō vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy hệ thống này không tồn tại như một thực thể hành chính ngoài thời kỳ Muromachi, chúng vẫn được xem như những thực thể địa lý cho đến tận thế kỷ XIX.
Gokishichidō gồm 5 hành tỉnh trực thuộc Kinai (畿内), hay kinh kỳ; và 7 đạo (道, dō), là tập hợp một nhóm các hành tỉnh trong vùng.
Hokkaidō được thành lập như một đạo sau thất bại của Cộng hòa Ezo vào năm 1869, vì vậy hệ thống này được gọi là Gokihachidō (五畿八道 (Ngũ kỳ Bát đạo)) trong một thời gian ngắn cho đến khi bãi bỏ hệ thống han vào năm 1871.
Năm hành tỉnh trực thuộc kinh kỳ (Kinai) là các khu vực địa phương trong và xung quanh kinh đô (đầu tiên là Heijō-kyō tại Nara, sau đó là Heian-kyō tại Kyōto). Chúng gồm:
Thất đạo là các vùng hành chính kéo dài ra khỏi khu vực Kinai theo các hướng khác nhau. Chạy qua mỗi đạo trong 7 đạo là một trục lộ cùng tên, kết nối kinh đô với tất cả các thủ phủ của hành tỉnh dọc theo tuyến đường của nó. Chúng gồm:
Tuyến lộ Gokishichidō không nên bị nhầm lẫn với Năm tuyến đường Edo (Gokaidō), là năm con đường chính dẫn đến Edo trong thời kỳ Edo. Tōkaidō là một trong năm tuyến đường, nhưng những tuyến khác thì không.
Một số vùng của Nhật Bản, như Hokuriku và San'yō, vẫn giữ được tên từ thời Gokishichidō cổ xưa của nó. Các vùng khác của Nhật Bản, cụ thể là Hokkaidō và quần đảo Ryukyu, không nằm trong Gokishichidō vì nó không bị Nhật Bản kiểm soát cho đến tận thế kỷ XIX. Các hành tỉnh của Gokishichidō và hệ thống lãnh địa han về sau được thay thế bằng hệ thống tỉnh hiện đại. Hokkaidō ban đầu được tổ chức thành dō thứ tám (do đó có tên gọi do), nhưng nó đã sớm được chuyển sang hệ thống tỉnh hiện đại như ngày nay.