Hán gian

Hán gian (phồn thể: 漢奸, giản thể: 汉奸) là từ khinh miệt dùng để chỉ những người Hán phản bội lại dân tộc Hán hay Trung Quốc. Theo giải nghĩa của Từ Hải thì Hán gian nguyên nghĩa chỉ người Hán phản bội lại dân tộc Hán, nhưng Trung Quốc là một đất nước đa sắc tộc (dù người Hán chiếm đa số), nên ngày nay từ này dùng với nghĩa rộng hơn, chỉ tất cả những người Trung Quốc giúp đỡ cho kẻ thù xâm lược đất nước Trung Hoa (ví dụ như Phổ Nghi bị xem là Hán gian vì đã cộng tác với quân xâm lược Nhật Bản, dù ông ta là người dân tộc Mãn Châu chứ không phải dân tộc Hán).

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời nhà Thanh, người Hán là dân tộc chiếm đa số trong dân chúng Trung Hoa, nhưng lại chịu sự thống trị của một dân tộc thiểu số là người Mãn. Thật ra, ban đầu chữ "Hán gian" được tầng lớp thống trị người Mãn dùng để gán cho những người Hán có tư tưởng chống đối nền cai trị của triều đình Mãn Thanh; nhưng vào thời kỳ cuối của nhà Thanh từ Hán gian chủ yếu được những người Trung Hoa theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và bài Mãn Thanh sử dụng - với mục đích ám chỉ những người Hán phản bội dân tộc, cộng tác với nhà Mãn Thanh.[1] Đồng thời, từ Hán gian cũng được dùng để ám chỉ những kẻ phản bội dân tộc "nổi tiếng" được lưu danh trong sử sách, ví dụ như Ngô Tam Quế - người đã đầu hàng quân Mãn Thanh và dẫn đường cho họ vào xâm lược nhà Minh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pamela Kyle Crossley, A Translucent Mirror: History and Identity in Qing Imperial Ideology (Berkeley, CA: University of California Press, 1999), 337.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan