Hòn Tằm

Đảo Hòn Tằm

Hòn Tằm (hay còn gọi là Thủy Kim Sơn)[1] là một hòn đảo rộng hơn 110 ha nằm trong vịnh Nha Trang, nằm cách 7 km về phía Đông Nam của thành phố. Đây được xem là một trong những hòn đảo có bãi biển đẹp nhất ở Nha Trang,[2] đồng thời cũng là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Bãi tắm ở hòn Tằm

Đảo Hòn Tằm nằm trong vùng vịnh thuộc dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun,[3] cách phía Đông Nam của thành phố Nha Trang khoảng 7 km. Sở dĩ có tên như vậy vì đảo có hình dáng tựa như con tằm, đồng thời ngụ ý cho ước nguyện vạn vật sinh sôi, nảy nở trù phú như "con tằm nhả tơ".[4] Biểu tượng của Hòn Tằm là nàng tiên cá màu trắng nổi bật giữa bức tường được gắn kết muôn vàn hòn đá lớn nhỏ, xù xì.[1]

Ban đầu Hòn Tằm vốn chỉ là một hòn đảo hoang vu, ít người cư ngụ. Dù đã được đưa vào phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, nhưng nhìn chung các loại hình dịch vụ ở đây chỉ dừng ở mức cơ bản.[5] Vào năm 2006, Công ty Cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang được thành lập, tiếp nhận đầu tư khai thác đảo từ Công ty Cung ứng tàu biển Khánh Hòa. Với lợi thế nằm trong vùng vịnh thuộc dự án Hòn Mun cũng như gần với trung tâm thành phố Nha Trang, công ty đã cho xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với các cơ sở hạ tầng khác nhau.[6][3]

Sau hơn một thập kỷ đầu tư, Hòn Tằm dần trở thành một trong những điểm du lịch hút khách ở Nha Trang[3] với gần nửa triệu lượt khách mỗi năm.[1] Nơi đây được xem là một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái quyến rũ, vẫn còn giữ lại được vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên.[4] Do nằm gần với trung tâm Nha Trang nên thời gian đến đảo khá nhanh, 7 phút đối với canô và khoảng 25 phút đối với tàu khách.[7] Du khách khi đến đây sẽ được trải nghiệm những trò chơi khác nhau, chẳng hạn như dù lượn, jetski, chèo thuyền kayak,[8] phao chuối, lướt ván, lặn thám hiểm hoặc đi leo núi...[9] và tham gia các hoạt động giải trí, văn nghệ,[10] cũng như thưởng thức gỏi nhum, cháo nhum cùng một số hải sản tươi sống khác.[1] Ngoài ra, họ cũng có thể khám phá một số công trình kiến trúc nổi tiếng, đầu tiên là công trình "gió và nước" được dựng bằng tầm vông, tre và lá, kế đến là khu nhà cổ, với khung nhà gỗ 100 năm tuổi có xuất xứ từ một ngôi làng thuộc huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.[8]

Flyboard

Đảo Hòn Tằm sở hữu nhiều khu nghỉ dưỡng khác nhau, phù hợp cho các khách du lịch nghỉ ngơi tại đó. Vào năm 2017, Công ty Cổ phần Biển Hòn Tằm Nha Trang đã ký hợp đồng với Marriott International để quản lý một khách sạn mới mang tên Courtyard by Marriott Nha Trang Hon Tam Resort, được khởi công xây dựng vào năm 2018 và khai trương vào đầu năm 2020.[11][12]

Tháng 6 năm 2019, khu tắm bùn khoáng mang tên MerPerle Hòn Tằm Mudbath được khai trương ở phía đông của đảo, thiết kế theo mô hình ruộng bậc thang với tổng diện tích 42,000 m². Hai bên của khu tiếp giáp lần lượt với biển và núi.[13][14] Đây là khu tắm bùn khoáng đầu tiên ở Việt Nam được đầu tư trên đảo với chất lượng 5 sao. Tại đây, du khách sẽ có nhiều lựa chọn như tắm bùn khoáng hồ tập thể cho vài chục người, hồ cho gia đình 10 người hoặc hồ đôi dành cho 2 người.[15] Nơi đây được vinh danh là khu phức hợp tắm bùn khoáng trên đảo lớn nhất Việt Nam.[13][16]

Ngày hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ 2013, hằng năm Công ty Du lịch đảo Hòn Tằm đều tổ chức ngày Hội trẻ em khuyết tật vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.[17][6] Tại đây, các em nhỏ sẽ được tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, thi đấu thể thao, văn nghệ và khám sức khoẻ miễn phí.[18][19][20] Năm 2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập đây là chương trình vui chơi giải trí từ thiện tổ chức trên đảo có số lượng trẻ em khuyết tật trong cả nước tham gia đông nhất.[21]

Sai phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, việc Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang thi công đào núi, đổ đất ra biển, san lấp mặt bằng đảo Hòn Tằm đã "ảnh hưởng đến môi trường biển xung quanh Hòn Tằm và các đảo lân cận". Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, công ty khi triển khai xây dựng một số hạng mục công trình để kinh doanh và xâm hại danh thắng quốc gia là do chưa hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục pháp lý. Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các sở cùng UBND thành phố Nha Trang phối hợp kiểm tra cũng như đề xuất hình thức xử lý và trình lên trước ngày 15 tháng 5 năm 2007.[22][23]

Năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành công văn khẩn về việc xử lý sai phạm tại khu du lịch đảo Hòn Tằm. Theo đó, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang Tằm đã tự ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình bê tông cốt thép không có giấy phép xây dựng và không có trong quy hoạch điều chỉnh.[24] Cụ thể, chủ đầu tư có hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp để tổ chức xây dựng nhà hàng trái phép với diện tích gần 2.500 m².[25] Ngoài ra công ty này còn san lấp làm biến dạng địa hình phần tiếp giáp với danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang, với hơn 228 m² phần đất tiếp giáp mặt nước và 172 m² đất nằm ngoài ranh giới dự án.[26] Đối với hai sai phạm trên, công ty đã bị xử phạt tổng cộng 117 triệu đồng.[27][28]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Lãng mạn Hòn Tằm”. Tuổi Trẻ. 14 tháng 5 năm 2014. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Thư Kỳ (4 tháng 7 năm 2015). “Khám phá Hòn Tằm dịp hè”. VnExpress. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c Ngọc Minh (27 tháng 2 năm 2016). “Hòn Tằm (Nha Trang): Điểm du lịch hấp dẫn du khách”. Báo Dân sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b Thư Kỳ (1 tháng 6 năm 2015). “Vẻ đẹp tinh khôi Hòn Tằm, Nha Trang”. VnExpress. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ G.Đ. “Hòn Tằm – một thập niên phát triển”. Báo Khánh Hòa. Truy cập 8 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ a b Mai Phương (21 tháng 12 năm 2016). “Khu du lịch đảo Hòn Tằm biển Nha Trang - điểm đến hấp dẫn”. Nông Nghiệp. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ “5 bãi biển đẹp nên đi ở Nha Trang”. Báo Dân sinh. 19 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ a b “Đến Nha Trang, Hòn Tằm vào dịp lễ”. VnExpress. 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ Dương Xuân (6 tháng 9 năm 2010). “Hòn Tằm trên "nương dâu" kỳ vĩ”. Dân Việt. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ Dương Xuân (6 tháng 9 năm 2010). “Hòn Tằm trên "nương dâu" kỳ vĩ”. Dân Việt. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ Thanh Bình (20 tháng 4 năm 2020). “Courtyard by Marriott Nha Trang Hòn Tằm Resort: Kiến trúc hiện đại hài hòa cùng thiên nhiên biển đảo”. Người Làm Báo. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập 31 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ Ngọc Minh (14 tháng 7 năm 2017). “Hòn Tằm Resort được Marriott International hợp tác quản lý”. Báo Dân Sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ a b TTXVN/VN+ (12 tháng 6 năm 2019). “Ra mắt khu tắm bùn khoáng trên đảo giữa vịnh Nha Trang”. VietnamPlus. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ Nhược Quân (11 tháng 6 năm 2019). “Trải nghiệm tắm bùn khi du lịch đảo Hòn Tằm Nha Trang”. VnExpress. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ Quỳnh Mỹ (8 tháng 6 năm 2019). “Trải nghiệm khu tắm bùn Merperle Hòn Tằm”. Công Thương. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ K. V. T (13 tháng 6 năm 2019). “Hòn Tằm - khu phức hợp tắm bùn lớn nhất trên đảo ở Việt Nam”. Công An Nhân Dân. Truy cập 31 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ Ngọc Minh (1 tháng 6 năm 2017). “Ngày hội trẻ em Khuyết tật trên đảo Hòn Tằm”. Báo Dân sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ Thanh Trúc (1 tháng 6 năm 2018). 'Bóng ước mơ' của hơn 600 em nhỏ khuyết tật được thả lên trời”. Tuổi Trẻ. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ Tiến Thành; Anh Dũng; Khiê Việt Trường (1 tháng 6 năm 2014). “Nha Trang: Tưng bừng ngày hội trẻ em khuyết tật”. Tuổi Trẻ. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ “Gần 600 mảnh đời bất hạnh vui chơi trên đảo Hòn Tằm, Nha Trang”. Lao Động. 31 tháng 5 năm 2018. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ Đình Cương (31 tháng 5 năm 2019). “Đấu cờ vua, thi vẽ, chạy tiếp sức trên đảo Hòn Tằm”. Tuổi Trẻ. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  22. ^ Phan Sông Ngân (11 tháng 5 năm 2007). “Nha Trang: san lấp đảo Hòn Tằm”. Tuổi Trẻ. Truy cập 31 tháng 7 năm 2022.
  23. ^ Phan Sông Ngân (20 tháng 5 năm 2009). “Nha Trang: Khu du lịch đảo Hòn Tằm mở cửa trở lại”. Tuổi Trẻ. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ “Khánh Hoà chỉ đạo khẩn xử lý vi phạm tại Khu du lịch đảo Hòn Tằm”. Vietnamnet. 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  25. ^ Công Hưng (15 tháng 1 năm 2020). "Xây lụi" nhà hàng ngàn mét vuông trên đảo Hòn Tằm, Nha Trang”. Vietnamnet. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  26. ^ Lưu Hoàng (1 tháng 6 năm 2020). “Khu du lịch phá nát đảo Hòn Tằm bị xử phạt 117 triệu đồng”. Lao Động. Truy cập 30 tháng 7 năm 2020.
  27. ^ Lưu Hoàng (19 tháng 4 năm 2020). “Vụ đảo Hòn Tằm (Khánh Hòa) bị băm nát: Chiếm và hủy hoại 2.890 m2 đất”. Lao Động. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.
  28. ^ Phong Vân (2 tháng 6 năm 2020). “Chiếm, huỷ hoại hàng nghìn m2 đất trên đảo Hòn Tằm bị phạt 117 triệu đồng”. Vietnamnet. Truy cập 30 tháng 7 năm 2022.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns