Húc Liệt Ngột chào đời khoảng năm 1217, là con trai thứ ba của hoàng tử Mông Cổ Đà Lôi và bà vợ chính thất Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni.[2] Ông có hai người anh trai ruột là Mông Kha (s. 1209) và Hốt Tất Liệt (s. 1215), cùng một người em trai út là A Lý Bất Ca. Không tồn tại ghi chép chi tiết nào về thời ấu thơ hoặc niên thiếu của Húc Liệt Ngột, ngoại trừ một giai thoại được kể lại trong cuốn Jami' al-tawarikh của sử gia Ba Tư Rashid al-Din: cậu bé Húc Liệt Ngột khi mới tám tuổi và anh trai Hốt Tất Liệt mười tuổi đã mừng rỡ khoe khoang thành tích săn bắn với ông nội Thành Cát Tư Hãn sau khi vị này trở về từ cuộc tây chinh Khwazarm.[3]
Húc Liệt Ngột cưới người vợ đầu tiên kiêm chính thất tên Quý Do của thị Oirat – bà này là con gái ruột của hoàng nữ Xà Xà Cán (chị ruột của Đà Lôi), tức cháu gái (gọi bằng ông ngoại) của Thành Cát Tư Hãn và vì vậy là chị họ của Húc Liệt Ngột theo tôn ti gia đình. Khả đôn Quý Do sinh cho chồng một người con trai tên Jumghur và một người con gái tên Buluqan Aqa. Sau cái chết yểu mệnh của Quý Do,[a] Húc Liệt Ngột lấy Qutui của thị Hoằng Cát Lạt và em gái chung nửa dòng máu của vợ cũ là Öljei làm vợ.[5]
Trong những năm 1252–53, Khả hãn Mông Kha khởi động một loạt các chiến dịch quân sự – chính sách mà vốn bị đình hoãn dưới đời Khả hãn tiền nhiệm Quý Do – nhằm thôn tính những nước chưa hàng phục Mông Cổ. Húc Liệt Ngột, với tư cách là em trai ruột của Khả hãn, được ban tước hiệu ilkhan (n.đ.'thân vương, phó cấp của Khả hãn'), đồng thời nhận trách nhiệm bình định Iran và Trung Đông.
^Rashid al-Din khẳng định Húc Liệt Ngột vẫn còn ở bên cạnh vợ khi bà đột ngột qua đời tại Mông Cổ, tức là trước thời điểm ông xuất hành đi đánh Trung Đông. Sử gia Bar Hebraeus (1226–1286) thì lại ngụ ý rằng Khả đôn Quý Do mất vào thời điểm nào đó sau năm 1253.[4]
Bartlett, W. B. (2009). The Mongols: From Genghis Khan to Tamerlane [Người Mông Cổ: Từ Thành Cát Tư Hãn tới Thiếp Mộc Nhi]. Anh: Amberley. ISBN978-1-8486-8088-3.
Biran, Michal (2016). “The Islamisation of Hülegü: Imaginary Conversion in the Ilkhanate” [Sự Hồi hóa của Húc Liệt Ngột: Cuộc cải đạo tưởng tượng ở Hãn quốc Y Nhi]. Journal of the Royal Asiatic Society [Tạp chí của Hội Á châu Hoàng gia]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 26 (1–2): 79–88. doi:10.1017/S1356186315000723. JSTOR24756041.
Broadbridge, Anne F. (2018). Women and the Making of the Mongol Empire [Phụ nữ và sự hình thành Đế quốc Mông Cổ]. Cambridge Studies in Islamic Civilization. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN978-1-1086-3662-9.
Broadbridge, Anne F. (2016). “Marriage, Family and Politics: The Ilkhanid-Oirat Connection” [Hôn nhân, Gia đình và Chính trị: Mối liên hệ Y Nhi - Oirat]. Journal of the Royal Asiatic Society [Tạp chí của Hội Á châu Hoàng gia]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 26 (1–2): 121–135. doi:10.1017/S1356186315000681. JSTOR24756044.
Kamola, Stefan; Morgan, David O. (2023). “The Ilkhante, 1260–1335” [Hãn quốc Y Nhi, 1260–1335]. Trong Biran, Michal; Kim, Hodong (biên tập). The Cambridge History of the Mongol Empire [Lịch sử Cambridge về Đế quốc Mông Cổ]. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge. tr. 181–242. ISBN978-1-3163-3742-4.
Pubblici, Lorenzo (2022). Mongol Caucasia: Invasions, Conquest, and Government of a Frontier Region in Thirteenth-Century Eurasia (1204-1295) [Kavkaz thuộc Mông Cổ: Xâm lược, Chinh phạt, và Chính phủ của khu vực biên thùy Á-Âu thế kỷ thứ 13 (1204-1295)]. Hà Lan: Brill. ISBN978-9-0045-0355-7.
Smith Jr., John Masson (2006). “Hülegü Moves West: High Living and Heartbreak on the Road to Baghdad” [Húc Liệt Ngột tây tiến: Sống sang và nỗi đau trên con đường tới Baghdad]. Trong Linda Komaroff (biên tập). Beyond the Legacy of Genghis Khan [Hơn cả di sản của Thành Cát Tư Hãn]. Hà Lan: Brill. tr. 111–134. doi:10.1163/9789047418573_014. ISBN978-90-04-15083-6.