Hēsíodos (tiếng Hy Lạp cổ: Ἡσίοδος, tiếng Anh: Hesiod, /ˈhiːsiəd/ hoặc /ˈhɛsiəd/[1]) là một nhà thơ truyền khẩu Hy Lạp thường được các học giả cho là sống vào giữa những năm 750 và 650 trước Công nguyên, cùng thời với Hómēros.[2][3] Các bài ca của ông là công trình thi ca châu Âu đầu tiên mà nhà thơ xem chính mình là một chủ đề, một cá nhân với vai trò riêng.[4] Các tác giả cổ đại ca ngợi ông cùng với Hómēros đã thiết lập nên các phong tục tôn giáo Hy Lạp.[5] Các học giả hiện đại tham khảo ông như nguồn chính về thần thoại Hy Lạp, kĩ thuật canh tác, các tư tưởng kinh tế học sơ khai (ông đôi khi được xem là nhà kinh tế học đầu tiên),[6]thiên văn học Hy Lạp cổ đại và việc ghi chép thời gian thời cổ.
Hēsíodos đã thực hành nhiều phong cách thơ truyền thống khác nhau, bao gồm thơ châm ngôn, tụng ca, thơ phả hệ và tường thuật, nhưng ông không thể làm chủ chúng trôi chảy. Những sự so sánh với Hómēros có thể là hơi quá lời. Như một học giả hiện đại quan sát: "Đó là nếu một thợ thủ công với những ngón tay to, thô đang bắt chước một cách kiên nhẫn như thôi miên vết khâu khéo của một thợ may chuyên nghiệp."[7]. Hai tác phẩm chính của ông là Thần phả (Theogonía) và Công việc và Ngày (Ἔργα καὶ Ἡμέραι, Erga kai Hēmerai).
^"Hesiod." Dictionary.com Unabridged. Random House, Inc. ngày 5 tháng 4 năm 2011. dictionary.com
^West, M. L. Theogony. Oxford University Press (1966), page 40
^Jasper Griffin, "Greek Myth and Hesiod", J.Boardman, J.Griffin and O. Murray (eds), The Oxford History of the Classical World, Oxford University Press (1986), page 88
^J.P. Barron and P.E.Easterling, "Hesiod" in The Cambridge History of Classical Literature: Greek Literature, P. Easterling and B. Knox (eds), Cambridge University Press (1985), page 92
^Rothbard, Murray N., Economic Thought Before Adam Smith: Austrian Perspective on the History of Economic Thought, Vol. 1, Cheltenham, UK, Edward Elgar Publishing Ltd, 1995, pg. 8; Gordan, Barry J., Economic analysis before Adam Smith: Hesiod to Lessius (1975), pg. 3; Brockway, George P., The End of Economic Man: An Introduction to Humanistic Economics, fourth edition (2001), pg 128.
Montanari, F.; Rengakos, A.; Tsagalis, C. (2009), Brill's Companion to Hesiod, Leiden, ISBN978-90-04-17840-3.
Murray, Gilbert, A History of Ancient Greek Literature, New York: D. Appleton and Company, 1897. Cf. pp. 53 and onward for Hesiod.
Griffin, Jasper (1986), “Greek Myth and Hesiod”, The Oxford History of the Classical World, Oxford University Press
Peabody, Berkley, The Winged Word: A Study in the Technique of Ancient Greek Oral Composition as Seen Principally Through Hesiod's Works and Days, State University of New York Press, 1975. ISBN 0-87395-059-3
Pucci, Pietro, Hesiod and the Language of Poetry, Baltimore and London: Johns Hopkins University Press, 1977. ISBN 0-8018-1787-0
Reinsch-Werner, H. (1976), Callimachus Hesiodicus: Die Rezeption der hesiodischen Dichtung durch Kallimachos von Kyrene, Berlin.
Web texts taken from Hesiod, the Homeric Hymns and Homerica, edited and translated by Hugh G. Evelyn-White, published as Loeb Classical Library #57, 1914, ISBN 0-674-99063-3: