Hệ động vật Ấn Độ phản ánh về các quần thể động vật tại Ấn Độ cấu thành hệ động vật của quốc gia này. Hệ động vật Ấn Độ rất đa dạng, phong phú và là điểm nóng sinh thái trên hành tinh. Ba vùng sinh thái ở Ấn Độ gồm Tây Ghat, Himalaya và Ấn-Miến với nhiều loài bản địa không có ở đâu trên thế giới. Theo thống kê có khoảng 2.546 loài cá ở Ấn Độ (chiếm 11% số loài trên thế giới), có 197 loài lưỡng cư (chiếm 4,4% thế giới), hơn 408 loài bò sát (chiếm 6% tổng loài bò sát thế giới), có khoảng 1.250 loài chim, chiếm 12% của thế giới và có khoảng 410 loài thú, chiếm 8,86% thế giới, trong đó Ấn Độ có nhiều loài họ mèo nhất thế giới. Ấn Độ là quê hương của nhiều loài mèo nổi tiếng thế giới như hổ Bengal, sư tử châu Á, báo tuyết và báo hoa mai, đây cũng là quê nhà của những loài mèo nhỏ như linh miêu, mèo rừng và mèo sa mạc.
Ấn Độ hiện có hơn 515 khu bảo tồn động vật hoang dã và 99 công viên quốc gia trải rộng và dài trên khắp đất nước. Quốc gia này có những loài động vật hoang dã xây nên danh tiếng ở đất nước này bao gồm hổ Bengal, voi châu Á, cá sấu, tê giác Ấn Độ, sư tử châu Á, trăn, sói, cáo và gấu. Ấn Độ không chỉ nổi tiếng với những ngôi đền kỳ vĩ thờ các vị thần Hindu giáo và Hồi giáo mà còn là quê hương của nhiều động vật quý hiếm nhất thế giới. Ấn Độ có nền văn hóa phong phú của các khu rừng hoang dã và các loài động vật kỳ lạ như hổ, rắn hổ mang chúa, và những loài hoang dã khác. Chúng còn ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Ấn Độ.
Nhóm động vật | Trên thế giới | Ấn Độ | % ở Ấn |
PROTISTA | |||
Protozoa | 31250 | 2577 | 8.24 |
Tổng (Protista) | 31250 | 2577 | 8.24 |
ĐỘNG VẬT | |||
Mesozoa | 71 | 10 | 14.08 |
Porifera | 4562 | 486 | 10.65 |
Cnidaria | 9916 | 842 | 8.49 |
Ctenophora | 100 | 12 | 12 |
Platyhelminthes | 17500 | 1622 | 9.27 |
Nemertinea | 600 | ||
Rotifera | 2500 | 330 | 13.2 |
Gastrotricha | 3000 | 100 | 3.33 |
Kinorhyncha | 100 | 10 | 10 |
Nematoda | 30000 | 2850 | 9.5 |
Nematomorpha | 250 | ||
Acanthocephala | 800 | 229 | 28.62 |
Sipuncula | 145 | 35 | 24.14 |
Mollusca | 66535 | 5070 | 7.62 |
Echiura | 127 | 43 | 33.86 |
Annelida | 12700 | 840 | 6.61 |
Onychophora | 100 | 1 | 1 |
Arthropoda | 987949 | 68389 | 6.9 |
Crustacea | 35534 | 2934 | 8.26 |
Insecta | 853000 | 53400 | 6.83 |
Arachnida | 73440 | 7.9 | |
Pycnogonida | 600 | 2.67 | |
Pauropoda | 360 | ||
Chilopoda | 3000 | 100 | 3.33 |
Diplopoda | 7500 | 162 | 2.16 |
Symphyla | 120 | 4 | 3.33 |
Merostomata | 4 | 2 | 50 |
Phoronida | 11 | 3 | 27.27 |
Bryozoa (Ectoprocta) | 4000 | 200 | 5 |
Endoprocta | 60 | 10 | 16.66 |
Brachiopoda | 300 | 3 | 1 |
Pogonophora | 80 | ||
Praipulida | 8 | ||
Pentastomida | 70 | ||
Chaetognatha | 111 | 30 | 27.02 |
Tardigrada | 514 | 30 | 5.83 |
Echinodermata | 6223 | 765 | 12.29 |
Hemichordata | 120 | 12 | 10 |
Chordata | 48451 | 4952 | 10.22 |
Protochordata (Cephalochordata+Urochordata) | 2106 | 119 | 5.65 |
Pisces | 21723 | 2546 | 11.72 |
Amphibia | 7533 | 350 | 4.63 |
Reptilia | 5817 | 456 | 7.84 |
Aves | 9026 | 1232 | 13.66 |
Mammalia | 4629 | 390 | 8.42 |
Tổng động vật | 1196903 | 868741 | 7.25 |
Tổng chung (Protosticta+Animalia) | 1228153 | 871318 | 7.09 |
Vì nạn phá rừng, mất nơi sinh sống và thiếu con mồi, nhiều động vật hoang dã Ấn Độ thường lai vãng đến các ngôi làng để tìm mồi và tấn công người. Gấu đen Á Châu, rắn cạp nong và hổ Bengal là một số động vật hoang dã nguy hiểm nhất của Ấn Độ. Đa số các cuộc tấn công của động vật hoang dã xảy ra là do con người xen vào nơi sinh sống của chúng. Tất cả động vật đều bảo vệ lãnh thổ bằng cách chống lại những kẻ xâm nhập lãnh địa của chúng. Ấn Độ là một trong những nước có nền văn hóa từ rất lâu đời. Vùng đất này có nhiều cực hạn, thời tiết khắc nghiệt, những con số khổng lồ và thiên nhiên hoang dã vô cùng. Ở đây, kích thước không nói lên mức độ nguy hiểm hay an toàn. Có loài chỉ bé bằng lòng bàn tay, có loài lớn vô cùng. Tất cả đều tiến hóa phương thức tài tình để săn, tự vệ, giết chóc. Chúng tấn công theo cách khác thường và nguy hiểm.
Thủ tục nhập khẩu động vật sống vào Ấn Độ rất phức tạp, phải có giấy phép nhập khẩu động vật sống vào Ấn Độ do Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cấp. Giấy phép nhập khẩu phải ghi tên nước xuất khẩu cụ thể tại thời điểm cấp giấy phép thông qua Tổng cục Ngoại thương. Thủ tục nhập khẩu cần phải có giấy kiểm dịch còn giá trị và do Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch của nước xuất khẩu cấp theo đúng quy định của Ấn Độ về an toàn thực phẩm, nộp kèm với giấy chứng nhận "Không phản đối (No-Objection certificate) cũng do Cơ quan này cấp.
Các loại động vật sống chỉ được nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường hàng không tại các cảng Delhi, Mumbai, Chennai, Kolkata. Nếu nhập khẩu vào cảng khác tại Ấn Độ phải được sự cho phép của Chính phủ Ấn Độ. Đối với việc nhập khẩu gia cầm sống, cần phải có giấy kiểm dịch của Phòng Chăn nuôi, Chế biến sữa và Thủy sản Ấn Độ và chỉ được nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường hàng không qua các cảng Chennai, Delhi, Mumbai, Kolkata, Bangalore và Hyderabad. Tất cả các nhà nhập khẩu, các hãng vận tải hàng không và đường biển phải đảm bảo rằng tất cả các loại động vật, gia cầm sống chỉ được vận chuyển bằng đường biển hoặc hàng không thông qua các cảng.
Trước khi nhập khẩu các loại động vật sống: Phải có giấy phép nhập khẩu theo đúng quy định về an toàn thực phẩm của Ấn Độ. Tất cả các nhà nhập khẩu, trước khi chuyển hàng lên tàu cần phải báo cho nhân viên kiểm dịch hoặc nhân viên kiểm dịch của khu vực, và xin giấy phép trong vòng 7 ngày trước khi hàng lên tàu để cho việc sắp xếp được thực hiện chính xác tại cơ quan kiểm dịch. Sau khi nhập khẩu vào Ấn Độ, Cơ quan hải quan sẽ gửi hàng hóa tới Cơ quan kiểm dịch. Nếu vườn bách thú nhập khẩu các loại động vật hoang dã, thì sẽ phải kiểm dịch trong một khu có quây kín riêng biệt tại Vườn bách thú dưới sự giám sát của Cơ quan kiểm dịch tại khu vực có liên quan.
Các loại động vật sống, trong quá trình kiểm dịch sẽ phải kiểm tra về các loại bệnh theo đúng hướng dẫn của Chính phủ Ấn Độ dưới sự giám sát của Cơ quan kiểm dịch, chi phí do nhà nhập khẩu chịu. Nếu cơ quan kiểm dịch, trong quá trình kiểm dịch, phát hiện ra các loại động vật vừa được nhập khẩu mắc một số bệnh lạ hoặc bệnh truyền nhiễm thì Cơ quan kiểm dịch sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin công cộng về việc tái xuất trở lại nước xuất khẩu trong vòng 15 ngày hoặc trong thời gian cho phép.Trong trường hợp hàng hóa là cá sống, động vật giáp xác, động vật thân mềm, thì điều kiện kiểm dịch có thể sẽ áp dụng chỉ trong trường hợp đặc biệt nêu trên về thủ tục nhập khẩu dành cho các mặt hàng thủy sản sống.
Tại bang Himachal Pradesh Tòa án Tối cao đã yêu cầu cảnh sát và các quan chức địa phương thực thi lệnh cấm giết mổ động vật tại các đền thờ Hindu. Hàng ngàn con vật bị công khai giết mổ mỗi năm "vì mục đích thờ cúng". Phán quyết nêu rõ, "không ai được phép hiến tế động vật sống tại nơi thờ phụng, kể cả ở những khu vực và công trình lân cận," "Hiến tế gây ra nỗi đau thể xác to lớn cho những con vật vô tội. Không thể nào thờ phụng các vị thần bằng những hành vi giết chóc dã man như thế". Dê và cừu thường bị đem đi hiến tế vào đầu mùa đông trong các đền thờ trên khắp tiểu bang Himachal Pradesh. Người dân tin việc này sẽ làm hài lòng các vị thần Hindu.
Khi sau khi hiến tế, các gia đình sẽ mang về dự trữ cho mùa đông. Tại một số lễ hội, người ta còn sử dụng các nghi thức hiến tế với tên gọi là "shaand" và "bhunda". Khi đó, hàng loạt động vật sẽ bị đâm chết cùng một lúc ở lối vào của đền thờ. Chính các hiệp hội bảo vệ động vật đã yêu cầu tòa án dừng những hoạt động hiến tế này lại. Họ cho rằng là tập tục dẫu có lâu đời cũng "phải thay đổi trong thời hiện đại". Giới bảo vệ động vật địa phương rất ủng hộ phán quyết. Nó đã chấm dứt một kỷ nguyên "ngược đãi động vật nhân danh tôn giáo". Tuy nhiên, giới lập pháp của tiểu bang cũng đã phản đối quyết định của tòa án. Họ cho rằng phán quyết đã "chống lại niềm tin và phong tục lâu đời của dân cư".