Họ Lạc tiên

Họ Lạc tiên
Hoa lạc tiên cảnh (Passiflora caerulea)
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Passifloraceae
Juss. ex Roussel[1][2], 1806
Chi điển hình
Passiflora
L., 1753
Phân họ
Các đồng nghĩa

Họ Lạc tiên[3] (danh pháp khoa học: Passifloraceae) là một họ thực vật có hoa chứa khoảng 935 loài trong khoảng 27 chi[4]. Chúng bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và chủ yếu tìm thấy trong khu vực nhiệt đới.

Họ này có tên gọi từ hoa lạc tiên thuộc chi Passiflora, là chi bao gồm cả các loại cây cho quả ăn được như Passiflora edulis cũng như các loại cây trồng trong vườn như lạc tiên hoa tía (Passiflora incarnata) và lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea) hay dưa gang tây (Passiflora quadrangularis).

Trong hệ thống Cronquist cũ thì người ta đặt họ này vào trong bộ Violales, nhưng trong các hệ thống phân loại gần đây chẳng hạn hệ thống của Angiosperm Phylogeny Group thì nó được đưa vào trong bộ Malpighiales.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại dưới đây lấy theo hệ thống APG III năm 2009[4]:

  • Passifloroideae Burnett (= Passifloraceae nghĩa APG II): Khoảng 16-18 chi, 705 loài. Phân bố trong khu vực nhiệt đới tới ôn đới ấm, đặc biệt đa dạng tại châu Phichâu Mỹ. Các chi đa dạng nhất: Passiflora (525 loài), Adenia (100 loài).
    • Tông Passifloreae: 10 chi, 675 loài. Phân bố tại khu vực nhiệt đới tới ôn đới ấm, đặc biệt tại châu Phi và châu Mỹ.
      • Adenia (bao gồm cả Blepharanthes, Clemanthus, Echinothamnus, Erythrocarpus, Jaeggia, Keramanthus, Kolbia, Machadoa, Microblepharis, Modecca, Ophiocaulon, Paschanthus)
      • Ancistrothyrsus
      • Basananthe (bao gồm cả Carania, Tryphostemma)
      • Crossostemma
      • Deidamia (bao gồm cả Thompsonia)
      • Dilkea
      • Efulensia (bao gồm cả Giorgiella, Sematanthera)
      • Mitostemma
      • Passiflora (bao gồm cả Anthactinia, Asephananthes, Baldwinia, Ceratosepalum, Cieca, Decaloba, Disemma, Granadilla, Hollrungia, Monactineirma, Murucuja, Pentaria, Poggendorffia, Tacsonia, Tetrapathaea, Tetrastylis)
      • Schlechterina
    • Tông Paropsieae: 6 chi với khoảng 22 loài. Chi đa dạng nhất là Paropsia (12 loài). Phân bó tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là Tây Phi.
  • Malesherbioideae Burnett (đồng nghĩa: Malesherbiaceae D. Don): 1 chi, 24 loài. Tại khu vực Andes ở Nam Mỹ, từ Peru kéo dài về phía nam, đạc biệt đa dạng tại miền bắc Chile.
  • Phân họ Turneroideae Eaton: Phân họ Hoa thời chung (đồng nghĩa: Piriquetaceae Martynov, Turneraceae de Candolle): 10 chi, 205 loài. Các chi đa dạng nhất là Turnera (122 loài), Piriquetia (44 loài). Phân bố: Nhiệt đới tới ôn đới ấm thuộc châu Mỹ và châu Phi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Family: Passifloraceae Juss. ex Roussel, nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 17 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ “Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ a b Passifloraceae trên website của APG. Tra cứu 14-2-2011

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan