Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Malpighiales |
Họ (familia) | Passifloraceae |
Phân họ (subfamilia) | Turneroideae |
Chi (genus) | Turnera L.[1], 1753 |
Các loài | |
Xem văn bản | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Đông hầu (danh pháp khoa học: Turnera) hay Hoa thời chung, là tên của một chi thực vật có hoa thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Tên chi Turnera được đặc theo tên nhà tự nhiên học người Anh William Turner (1508–1568)[2]. Chi này chứa trên 140 loài, là các loài đặc hữu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Trung Nam Mỹ và bang Texas (Hoa Kỳ); Đông hầu sa mạc (T. oculata) và Đông hầu Thomas (T. thomasii) là hai loài đông hầu duy nhất được tìm thấy ở châu Phi[3]. Đông hầu trắng (T. subulata) và đông hầu vàng (T. ulmifolia) là hai loài được sử dụng làm cây trang trí phổ biến và đã được du nhập vào các nước châu Á, Hawaii và các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ[4]. Đông hầu damiana (T. diffusa) là loài có dược tính, gây thư giản và kích thích tình dục, được sử dụng trong y học dân gian chữa trị chứng yếu sinh lý ở nam giới[5] và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ[6]. Người Maya cổ đại đã cũng sử dụng loài này trong chữa trị chứng choáng váng và mất thăng bằng[7]. Tuy nhiên, một số loài đông hầu (T. diffusa, T. ulmifolia, T. hassleriana) có chứa một hàm lượng cyanide hữu cơ nhất định, việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến ngộ độc gây tử vong[8][9].
Theo Thực vật chí thế giới trực tuyến (WFO), tính đến nay có 147 loài, 13 thứ và 2 phân loài trong chi Đông hầu đã được công nhận[4]: