Họ Rau răm hay còn gọi là họ Nghể, họ Kiều mạch có danh pháp khoa học là Polygonaceae, là một nhóm thực vật hai lá mầm, chứa khoảng 43-53 chi và trên 1.100 loài cây thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ nhỏ với các cơ quan sinh sản đơn tính xuất hiện tên cùng một cây hay trên hai cây khác nhau. Một số thành viên trong họ này được biết đến như là kiều mạch, chút chít, đại hoàng, nghể, rau răm, hà thủ ô đỏ, hoa ti gôn v.v.
Trong hệ thống Cronquist, họ Polygonaceae được đặt trong bộ của chính nó, nhưng các hệ thống phân loại mới hơn lại coi họ này như là một phần của bộ Caryophyllales.
Tên gọi khoa học của họ dựa trên chi Polygonum và lần đầu tiên được Antoine Laurent de Jussieu sử dụng năm 1789 trong sách Genera Plantarum của ông[1]. Tên gọi này là chỉ tới nhiều mắt phồng lên trên thân của nhiều loài. Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp poly nghĩa là nhiều và goni nghĩa là đầu gối hay khớp.
Họ Polygonaceae bao gồm khoảng 1.110-1.200 loài[2]. Chúng phân bố trong 43-53 chi. Các chi lớn nhất là Eriogonum (240 loài), Rumex (200 loài), Coccoloba (120 loài), Persicaria (100 loài) và Calligonum (80 loài)[3][4]. Họ này có mặt rộng khắp trên thế giới, nhưng đa dạng nhất tại khu vực ôn đới Bắc bán cầu, còn trong khu vực nhiệt đới thì có ít số lượng loài hơn.
Một số loài được trồng làm cây cảnh[5]. Một vài loài trong chi Triplaris cung cấp gỗ[2]. Quả của Coccoloba uvifera ăn được và tại Florida thì thạch làm ra từ loại quả này được buôn bán ở quy mô thương mại[6]. Hạt của 2 loài Fagopyrum cung cấp một loại lương thực (kiều mạch). Cuống lá của đại hoàng (Rheum rhabarbarum) cũng là nguồng cung cấp rau. Lá của chút chít (Rumex acetosa) được dùng làm rau xa lát hay rau ăn lá[7]
Tuy nhiên, họ Polygonaceae cũng chứa một vài loài cỏ dại nguy hiểm nhất. Chúng bao gồm các loài trong các chi Persicaria, Emex, Rumex, Polygonum[2].
Họ Polygonaceae được định nghĩa rõ ràng và từ lâu đã được nhiều tác giả công nhận. Trong hệ thống APG III năm 2009, nó được đặt trong bộ Caryophyllales[8]. Trong phạm vi bộ này, nó nằm bên ngoài nhánh lớn gọi là Caryophyllales phần lõi[9]. Nó là đơn vị phân loại có quan hệ chị-em với họ Plumbaginaceae, nhưng không giống nhau về mặt hình thái[10].
Sửa đổi bao hàm toàn diện gần đây cho họ này của John Brandbyge năm 1993 như một phần của hệ thống Kubitzki[4]. Brandbyge tuân theo các hệ thống có sớm hơn về phân loại thực vật để chia họ Polygonaceae ra thành 2 phân họ là Eriogonoideae và Polygonoideae. Kể từ năm 1993 thì định nghĩa của 2 phân họ này đã thay đổi nhờ có các nghiên cứu phát sinh chủng loài về các trình tự DNA[11]. Các chi có quan hệ với Coccoloba và Triplaris đã được chuyển từ Polygonoideae sang Eriogonoideae. Chi Symmeria không thuộc về bất kỳ phân họ nào do nó có quan hệ chị em với toàn bộ phần còn lại của họ này[12]. Chi Afrobrunnichia cũng có thể tạo ra một phân họ mới[13].
Brandbyge viết miêu tả cho 43 chi của họ Polygonaceae vào năm 1993[4]. Kể từ đó, một vài chi mới đã được dựng lên, và một vài chia tách của các chi Brunnichia, Eriogonum và Persicaria cũng đã được nâng cấp thành chi[3][12][14]. Một vài chi là không đơn ngành và giới hạn của chúng cần được sửa đổi. Chúng bao gồm Ruprechtia, Eriogonum, Chorizanthe, Persicaria, Aconogonon, Polygonum, Fallopia và Muehlenbeckia.
Danh sách các chi của họ Polygonaceae có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên Internet[15][16][17].
Phân họ Polygonoideae được đặc trưng bởi sự thiếu vắng của tổng bao và sự có mặt của bẹ chìa (các bao vỏ, màng bọc phát triển từ các lá kèm ở các gốc lá đính kèm). Một số bẹ chìa có các tua có lông. Phân họ này bao gồm khoảng 15-20 chi và 590 loài.
Phân họ Symmerioideae (trong sách The Families and Genera of Vascular Plants của Brandbyge và danh sách của GRIN thì xếp trong phân họ Eriogonoideae, nhưng APG tách ra thành phân họ Symmerioideae Meisner.): 1 chi, 1 loài Symmeria paniculata ở miền bắc Nam Mỹ và Tây Phi.
^ abcJohn Brandbyge, 1993, "Polygonaceae". trang 531-544 trong Klaus Kubitzki (chủ biên); Jens G. Rohwer, Volker Bittrich (biên tập viên quyển này). The Families and Genera of Vascular Plants quyển II. Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg, Đức, ISBN 978-3-540-55509-4 (Berlin) ISBN 978-0-387-55509-6 (New York)
^Anthony Huxley, Mark Griffiths, Margot Levy, 1992. The New Royal Horticultural Society Dictionary of Gardening. The Macmillan Press, Ltd: London. Nhà in Stockton: New York. ISBN 978-0-333-47494-5
^George W. Staples, Derral R. Herbst "A Tropical Garden Flora", (2005). Nhà in Bảo tàng Bishop, Honolulu, Hawaii, USA.
^Vernon H. Heywood, Richard K. Brummitt, Ole Seberg, Alastair Culham. Flowering Plant Families of the World. Firefly Books: Ontario, Canada. (2007). ISBN 978-1-55407-206-4.
^Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Jeremy Ramdial, Michael J. Moore, Sunny Crawley, Amit Dhingra, Khidir Hilu, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis. 2009. "Phylogeny of the Caryophyllales sensu lato: Revisiting hypotheses on pollination biology and perianth differentiation in the core Caryophyllales". International Journal of Plant Sciences170(5):627–643. doi:10.1086/597785
^ abAdriana Sanchez, Tanja M. Schuster, Kathleen A. Kron. 2009. "A large-scale phylogeny of Polygonaceae based on molecular data". International Journal of Plant Sciences170(8):1044–1055. doi:10.1086/605121
^ abcJanelle M. Burke, Adriana Sanchez, Kathleen Kron, Melissa Luckow. 2010. "Placing the woody tropical genera of Polygonaceae: A hypothesis of character evolution and phylogeny". American Journal of Botany97(8):1377–1390. doi:10.3732/ajb.1000022
^Anjen Li, Bojian Bao, Alisa E. Grabovskaya-Borodina, Suk-pyo Hong, John McNeill, Sergei L. Mosyakin, Hideaki Ohba, Chong-wook Park. 2003. "Polygonaceae", trang 277-350 trong Zhengyi Wu, Peter H. Raven, Deyuan Hong (chủ biên). Flora of China, quyển 5. Nhà xuất bản Khoa học: Bắc Kinh, Trung Quốc; Nhà in Vườn thực vật Missouri: St. Louis, Missouri, USA.
^List of Genera in Polygonaceae tại Vascular Plant Families and Genera của World Checklist of Selected Plant Families tại Electronic Plant Information Center thuộc website của Vườn thực vật Hoàng gia Kew.
Những trận đánh lồng ghép trong triết lí của các nhân vật, những thần thoại từ ở phía Tây xa xôi, những câu bùa chú cùng tuyến nhân vật đã trở nên kinh điển