Hồ Hán Thương

Hồ Hán Thương
胡漢蒼
Vua Việt Nam
Tiền thời Hồ Hán Thương
Hoàng đế Đại Ngu
Tại vị12 tháng 1 năm 1401 - 12 tháng 5 năm 1407
6 năm, 120 ngày
Tiền nhiệmHồ Quý Ly
Kế nhiệmTriều đại sụp đổ
Giản Định Đế (Nhà Hậu Trần)
Thông tin chung
Sinh1383
Thanh Hóa ?, Việt Nam
Mất1407?
Quảng Tây, Trung Quốc
Thê thiếpHiến Gia Hoàng hậu
Hậu duệThái tử Hồ Nhuế
Niên hiệu
Triều đạiNhà Hồ
Thân phụHồ Quý Ly
Thân mẫuThái Từ hoàng hậu
Tôn giáoNho giáo

Hồ Hán Thương (chữ Hán: 胡漢蒼, 1383 – 1407), Minh thực lụcMinh sử ghi Hồ Đê (胡𡗨),[1]hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Hồ, từ năm 1401 đến khi bị nhà Minh đánh bại vào năm 1407. Ông bị giải về Kim Lăng (Trung Quốc) rồi bị giết.[2]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Hán Thương, không rõ sinh năm nào, tên cũ là Hỏa (火),[3] là con thứ của Hồ Quý Ly, mẹ là Huy Ninh công chúa Trần thị, con gái của Trần Minh Tông. Công chúa vốn lấy một người tông thất là Trần Nhân Vinh, nhưng Nhân Vinh qua đời sớm, anh của công chúa là Trần Nghệ Tông muốn thắt chặt quan hệ với Quý Ly nên bắt em gái gả cho Quý Ly, sinh ra Hán Thương và một con gái nữa là Hồ Thánh Ngâu.

Những năm Hồ Quý Ly chuyên quyền nhà Trần, Hán Thương được nhậm chức Thái phó.

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế cháu ngoại là Trần Thiếu Đế để tự lập, sinh ra nhà Hồ. Do e ngại nhiều thế lực còn chống đối, vào năm sau (1401), Hán Thương được phụ hoàng chính thức truyền ngôi. Bản thân Quý Ly trở thành Thái thượng hoàng và vẫn nắm quyền quyết định mọi việc.

Hồ Hán Thương được Quý Ly rất yêu và từ lâu đã có ý định truyền ngôi, nhưng trên Hán Thương còn có người anh khác mẹ là Hồ Nguyên Trừng. Chính Hồ Quý Ly e ngại con trưởng Hồ Nguyên Trừng không bằng lòng, sẽ gây ra bất hòa trong nội bộ chính quyền vẫn còn rất yếu của mình. Tuy nhiên Hồ Nguyên Trừng khẳng khái tỏ lòng mình không tranh giành với em, do đó Hồ Quý Ly quyết định truyền ngôi cho Hồ Hán Thương. Ngoài ra, Hồ Hán Thương có mẹ là một công chúa nhà Trần nên sẽ thuận lợi về chính danh khi lên ngôi hơn Hồ Nguyên Trừng.

Hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh Chiêm Thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian ở ngôi, Hồ Hán Thương đã 2 lần đánh Chiêm Thành. Lần đầu năm 1402, quân Đại Ngu thắng lợi, khiến vua Chiêm phải dâng Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi hiện nay). Nhà Hồ chiếm được đất ấy đặt ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

Năm 1403, Hồ Hán Thương lại sai Phạm Nguyên Khôi đi đánh Chiêm. Quân Đại Ngu vây kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành trong 9 tháng không hạ được, bị hết lương phải rút về.

Lãnh thổ Đại Ngu dưới thời Hồ Hán Thương được mở rộng về phía Nam (đến bắc Quảng Ngãi hiện nay).

Cuộc xâm lược của nhà Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1403, phái đoàn sứ giả của Hồ Hán Thương cử sang nhà Minh xin thụ phong, lấy cớ nhà Trần đã tuyệt tự, Hán Thương là con của một nữ tộc họ Trần được nhân dân tôn kính và xin thay thế nhận phong. Nhà Minh bèn sai sứ sang điều tra thực hư.[4] Tháng 5, sứ nhà Minh là Dương Bột (Yang Bo) được cử sang An Nam điều tra.[5] Tháng 12 cùng năm, sứ đoàn trở về Trung Quốc và báo cáo việc trên đúng như Hán Thương nói. Nhà Minh khi đó mới quyết định gia phong Hán Thương làm An Nam quốc vương.[6]

Tháng 10 năm 1404, Trần Khang, một gia nô của Trần Tông - người bị nhà Trần trị tội theo Chiêm Thành - đổi tên là Thiêm Bình, trốn sang Trung Quốc tự xưng là con cháu nhà Trần và xin viện binh đánh nhà Hồ.[7]

Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Sau khi Lý Ỷ về, Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm Chúa. Minh Thành Tổ hứa phong cho Hán Thương một quận lớn nếu chịu quy phục.[8] Biết nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Hán Thương cùng Thượng hoàng Hồ Quý Ly ra sức chuẩn bị. Ông động viên thêm quân, xây thành Đa Bang, phòng thủ các cửa sông.

Năm 1406, nhà Minh sai Hoàng Trung mang quân đưa Trần Thiêm Bình về nước. Hồ Hán Thương điều binh đón đánh. Quân Đại Ngu đánh bại quân Minh khiến Hoàng Trung phải giao nộp Thiêm Bình mới rút được về nước.

Cuối năm 1406, Minh Thành Tổ lại sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh Đại Ngu. Lấy danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh viết bảng văn kể tội họ Hồ để phân hóa người Việt trong tình hình đất nước rối ren do sự suy sụp của nhà Trần. Các chính sách cải cách do Thượng hoàng Quý Ly khởi xướng vốn không được nhân dân ủng hộ, thêm vào đó là sự chống đối của tàn dư con cháu họ Trần vốn cũng là cùng dòng họ với Hồ Quý Ly nên đất nước bị chia rẽ từ bên trong và không có nhiều người tài tận lực vì nhà Hồ đánh quân Minh.[9] Thêm vào đó cũng phải nói đến nhãn quan chính trị của Hồ Quý Ly đã không tăng cường tuyên truyền và làm cho nhân dân rõ bản chất của quân Minh và tàn dư của nhà Trần. Chính vì vậy, khi đánh nhau quân nhà Hồ liên tiếp bị thua các trận Mộc Hoàn và mất thành Đa Bang.

Tháng 2 năm 1407, Hồ Hán Thương cùng Thượng hoàng Quý Ly phải lui về Tây Đô. Tháng 3, Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tập hợp lại lực lượng và sai người đón Hồ Hán Thương cùng Hồ Quý Ly ra Bắc cự địch. Hai bên đụng độ ở Hàm Tử. Quân nhà Hồ bị phục binh của quân Minh, bị thua nặng. Hồ Hán Thương cùng cha lại phải chạy vào Tây Đô (Thanh Hóa).

Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang,[10] quân nhà Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ. Hồ Hán Thương cùng cha định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành, phải bỏ chạy vào Tân Bình. Cha con lạc nhau, Hồ Hán Thương mang Thái tử Hồ Nhuế chạy vào núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ngày 11 tháng 5, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Tướng Minh là Vương Sài Hồ bắt được Thái thượng hoàng Hồ Quý Lyghềnh Chẩy Chẩy; Lý Bân bắt được Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La. Ngày 12 tháng 5, bộ tướng của Mạc Thúy - hàng tướng người Việt - là Nguyễn Như Khanh bắt được Hồ Hán Thương và Thái tử Hồ Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Minh thống kê những thứ đã thu được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền.

Sau đó, Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Đô đốc thiêm sự Liễu Thăng; Hoành hải tướng quân Lỗ Lân; Thần cơ tướng quân Trương Thăng, Đô chỉ huy sứ Du Nhượng; Chỉ huy đồng tri Lương Định; Chỉ huy thiêm sự Thân Chí bắt giải Quý Ly và các con là Hán Thương, Trừng, Triết, Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, cháu nhỏ là Ngũ Lang, em là Quý Tỳ, cháu gọi bằng bác là Nguyên Cữu, Tử Tuynh, Thúc Hoa, Bá Tuấn, Đình Việp, Đình Hoảng; các tướng thần là Đông Sơn hương hầu Hồ Đỗ, Hành khiển Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; các tướng quân là Huyện bá Đoàn Bổng, Đình bá Trần Thang Mông, Trung lang tướng Phạm Lục Tài cùng các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.

Khi đó, vua Minh hỏi rằng: "Đại Minh như vậy, sao không sợ phục mà dám láo xược chống cự?" Đều trả lời là không biết. Vua Minh lại nói: "Từng sai sứ giả sang bảo, không phải là không biết".

Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết.[11] Nhà chính trị Hồ Hán Dân thời Trung Hoa Dân Quốc nhận mình là dòng dõi của Hồ Hán Thương.[12]

Riêng gia đình họ Hồ, theo Minh thực lục ghi lại đều được tha tội. Con cả Quý Ly và là anh của Hán Thương là Hồ Nguyên Trừng có tài được thu dụng, còn cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị đày ra Quảng Tây.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sách Đại Việt thông giám tổng luận, soạn năm 1514, sử thần Lê Tung đứng trên quan điểm Tân Nho giáo thời Hậu Lê coi Hồ Hán Thương là người "nối ngôi thoán đoạt, bạo chính hại dân".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/entry/1104, accessed ngày 11 tháng 7 năm 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  2. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
  3. ^ Theo ĐVSKTT: "Hán Thương cựu danh Hỏa, tiếm vị lục niên dư." 漢蒼舊名火僣位六年餘
  4. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-1-month-4-day-3, accessed ngày 20 tháng 2 năm 2017.
  5. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-1-month-4-day-15, accessed ngày 20 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-1-month-intercalary-11-day-15, accessed ngày 20 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://www.epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-2-month-8-day-28, accessed ngày 20 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 46.
  9. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 53.
  10. ^ Một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.
  11. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-5-month-9-day-5, accessed ngày 23 tháng 1 năm 2017.
  12. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr. 419.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Ayaka theo quan điểm của họ sẽ ở thang điểm 3/5 , tức là ngang với xiao , hutao và đa số các nhân vật khá
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Giới thiệu Frey - Sky Queen trong Tensura
Frey có đôi cánh trên lưng và móng vuốt ở chân. Cô ấy có mái tóc trắng và thường được nhìn thấy mặc một chiếc váy đỏ.