Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 121 m³/s tại Xã Là và 341 m³/s tại Cẩm Thủy. Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ 3 ở Việt Nam.
Sông Mã bắt đầu bằng hợp lưu các suối ở vùng biên giới Việt - Lào tại xã Mường Lói phía Nam huyện Điện Biên (phía Nam tỉnh Điện Biên). Bản Pu Lau phía Bắc xã Mường Lói nằm trên sống núi là đường phân thủy giữa Nậm Nứa chảy về Tây Bắc và thuộc hệ thống sông Mê Kông, với Nậm Ma chảy về Đông Bắc là đầu nguồn sông Mã, tên địa phương là suối Sẻ[1][2]. Sông chảy sang địa bàn Điện Biên Đông, dọc đường tiếp nhận nước từ một số dòng suối ở Háng Lìa, Điện Biên Đông.
Hệ thống sông Mã có tổng chiều dài là 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km², trong đó có 17.520 km² nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn bộ hệ thống sông là 19,52 tỉ m³[3].
Tên gọi của sông xuất phát từ tên tiếng dân tộc Thái và tiếng Lào là nậm Ma với nậm nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào.
Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn"[4].
Trong cuốn sách Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh xuất bản năm 1964, ông này lấy dẫn chứng lịch sử và cho rằng dòng chính của sông Mã bị thay đổi vào thời nhà Nguyễn. Theo nhận định này ngoài cửa Sung, sông Mã còn đổ ra biển bằng cửa chính là Lạch Trường với dòng chính là sông Tào Xuyên ngày nay (sử cũ gọi là dòng Ngu giang). Đầu đời Nguyễn, một trận lũ lớn đánh đắm một bè gỗ lim ở cửa vào sông Ngu, bè ấy bị phù sa lấp mà chẹn nghẽn đường sông, thì sông ấy mới dần dần bị hẹp lại. Sau khi dòng sông Ngu bị hẹp lại thì sông Mã trổ rộng ra ngách sông nhỏ trước kia ở giữa núi Hàm Rồng và núi Châu Phong, đổ ra cửa biển Lạch Hới như ngày nay[5].
Tiềm năng thủy điện lý thuyết của hệ thống sông Mã là 12 tỷ kW, tiềm năng có thể khai thác là 4.732 triệu kW và tiềm năng kinh tế là 2,43 tỷ kW. Cùng với nhiệm vụ phát điện, hệ thống này còn có nhiệm vụ thủy lợi: cấp nước cho nông nghiệp, chống lũ hạ du[3].
Sông Mã có độ dốc nhỏ, các công trình thủy điện chủ yếu tập trung vào phụ lưu của nó là sông Chu[3].
Tại Thanh Hóa có 14 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch công bố 07/2015 [6][7]:
Thủy điện Mường Hung có công suất 24 MW, tại xã Mường Hung, Chiềng Khoong, Chiềng Cang huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La dự kiến khởi công Quý I năm 2017 phát điện vào tháng 2/2019.
Thủy điện Cẩm Thủy 1 có công suất 28,6 MW trên dòng chính sông Mã, bờ phải tại phố Vạc xã Cẩm Thành, bờ trái tại thôn Kim Mẫn (Kim Mỗm) xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, khởi công 10/2013, dự kiến hoàn thành 12/2016 [16][17].
Trong tựa game này người chơi sẽ vào vai một người chiến binh quả cảm trên chuyến hành trình chiến đấu và cố gắng dẹp tan bè lũ hắc ám ra khỏi vương quốc
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành