Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Việt Nam sử lược | |
---|---|
Thông tin sách | |
Tác giả | Trần Trọng Kim |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | vi (có chú giải chữ Hán) |
Chủ đề | Lịch sử |
Nhà xuất bản | Trung Bắc Tân Văn |
Ngày phát hành | 1920 |
Việt Nam sử lược (chữ Nho: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975, về sau vẫn tiếp tục được tái bản.
Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc). Đây là cuốn sách sử Việt đầu tiên không viết theo lối biên niên, cương mục, ngôn từ khó hiểu của sách sử Việt thời phong kiến, nên được giới bình dân đón nhận do ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, do biên soạn trong thời gian quá ngắn, lại chỉ do một mình Trần Trọng Kim biên soạn nên sách cũng có nhiều chi tiết sai sót, gây hiểu lầm cho người đọc; về sau tác giả đã 2 lần hiệu đính lại nhưng vẫn còn rất nhiều sai sót (phần lớn người đọc cuốn sách này là dân thường, chỉ có kiến thức sơ lược về lịch sử nên không nhận ra những lỗi sai đó, có một dạo cuốn sách còn từng được dùng làm sách giáo khoa nên đã dẫn đến nhiều hiểu lầm về lịch sử trong người dân). Mặt khác, sách viết vào thời Pháp thuộc nên chịu sự khống chế của thực dân Pháp, hơn nữa Trần Trọng Kim lại là người có tư tưởng phong kiến bảo hoàng, do vậy sách có nhiều đánh giá thiếu khách quan về các nhân vật, sự kiện, triều đại.
Cuốn sách được viết vào thời kỳ Pháp đang đô hộ Việt Nam, Trần Trọng Kim cũng từng làm quan cho chính quyền thực dân Pháp nên một số quan điểm, nhận định có tính bênh vực cho thực dân Pháp. Khi viết về giai đoạn Pháp đô hộ (Trần Trọng Kim nói tránh đi là "bảo hộ"), cuốn sách không nói đến sự bóc lột, áp bức của thực dân Pháp. Một số người Việt cộng tác với Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các khởi nghĩa yêu nước chống Pháp như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải (mà người đương thời đều coi là Việt gian) thì sách lại viết tránh đi là "tuân mệnh triều đình" đi "tiễu loạn" (dù ai cũng rõ triều đình nhà Nguyễn khi đó chỉ còn là bù nhìn cho Pháp mà thôi). Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp và các sĩ phu yêu nước, như Trận Kinh thành Huế 1885 của Tôn Thất Thuyết thì Trần Trọng Kim lại phê phán đó là "làm loạn". Sau thời Pháp thuộc, nhà sử học Trần Huy Liệu, Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa Lý, Văn Học kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, đã viết một bài tựa đề "Bóc trần quan điểm thực dân, phong kiến Trọng Kim" đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm 1955, trong đó ông đã phê phán cuốn Việt Nam sử lược là "nặng quan điểm thực dân"[1]
Việt Nam sử lược có văn phong dễ hiểu và ngắn gọn, thích hợp với đại chúng. Tuy nhiên, do là "sử lược" nên tác giả bỏ qua nhiều sự kiện và nhân vật, chỉ tập trung vào những nét chính.
Ngoài ra, có những hạn chế về tìm kiếm tư liệu, lại chỉ do một mình Trần Trọng Kim biên soạn nên cuốn sách có khá nhiều những chi tiết sai về địa điểm, nhân vật. Trong sách có tất cả 189 chú thích của Trần Trọng Kim, có nhiều địa danh, nhân vật bị chú thích sai. Đã vậy, cuốn sách có một thời gian được dùng làm sách giáo khoa ở miền Nam, về sau lại được tái bản nhiều lần, nhiều người đọc và tin theo nên dẫn tới nhiều hiểu lầm về lịch sử.
Có thể liệt kê ra một số lỗi sai:
Việc biên soạn Việt Nam sử lược có nhiều sai sót trong việc dùng tài liệu, làm cho người đọc tin nhầm hoặc hiểu sai bản chất của sự kiện, sự việc. Có hai vấn đề trong sách: Đưa tư liệu không có xuất xứ, hoặc đưa tư liệu ít có giá trị. Sách dày khoảng 600 trang nhưng chỉ có 189 chú thích, nên có nhiều thông tin, số liệu không rõ Trần Trọng Kim lấy từ đâu. Có thể dẫn ra một số chi tiết:
Hạn chế cơ bản nhất của Việt Nam sử lược là, tác giả đứng trên lập trường quan điểm của sử gia phong kiến mạt kỳ và lập trường chủ nghĩa thực dân để viết bộ sử này. Do đó, tác phẩm có nhiều ý kiến bao biện cho cuộc xâm chiếm, đô hộ của thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn.
Cuốn sách được viết vào thời kỳ Pháp đang đô hộ Việt Nam nên một số quan điểm, nhận định có tính bênh vực cho thực dân Pháp. Ví dụ, về việc Pháp tấn công Việt Nam, Trần Trọng Kim quy trách nhiệm là do vua Tự Đức cấm đạo Thiên Chúa: "Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước Tây Ban Nha mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy.", "Ấy cũng tại vua quan mình làm điều trái đạo, giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy", và rằng “Đối với những nước ngoại dương, thì (nhà Nguyễn) thường hay gây nên sự bất hòa, làm cho nước Pháp phải dùng binh lực để bênh vực quyền lợi của mình. Vì những chính sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo hộ ngày nay”. Những nhận xét này không xác đáng, có ý che đi tiếng xấu cho Pháp và đổ hết trách nhiệm cho nhà Nguyễn, bởi việc thực dân Pháp đánh Việt Nam là do muốn mở rộng thuộc địa, dù Tự Đức không cấm đạo Thiên Chúa thì Pháp vẫn sẽ dùng cớ khác để tấn công Việt Nam. Ngoài ra, đạo Công giáo thời đó cũng có thái độ hung hăng, gây ra xung đột với đạo đức truyền thống của người Việt, như cố đạo Alexandre de Rhodes từng phỉ báng Đức Phật Thích Ca là “thằng hay dối” trong Phép giảng tám ngày, nên việc cấm đạo của nhà Nguyễn cũng có lý do hợp lý của nó[3].
Trần Trọng Kim sai lầm khi cho rằng dân Việt Nam vốn kém văn minh nên cần phải có các dân tộc khác văn minh hơn đến "khai hoá", việc chống lại sự khai hoá của Pháp đã dẫn đến chiến tranh. Khi viết về giai đoạn Pháp đô hộ (Trần Trọng Kim nói tránh đi là "bảo hộ"), cuốn sách chủ yếu chỉ nói việc Pháp xây dựng các công trình, không nói đến sự bóc lột, áp bức của thực dân Pháp. Một số người Việt cộng tác với Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các khởi nghĩa yêu nước chống Pháp như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải (mà người đương thời đều coi là Việt gian) thì sách lại viết tránh đi là "tuân mệnh triều đình" đi "tiễu loạn" (dù ai cũng rõ triều đình nhà Nguyễn khi đó chỉ còn là bù nhìn cho Pháp mà thôi). Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp và các sĩ phu yêu nước, như Trận Kinh thành Huế 1885 của Tôn Thất Thuyết thì Trần Trọng Kim lại phê phán đó là "làm loạn". Điều này cũng dễ hiểu khi Trần Trọng Kim có xuất thân từ giai cấp phong kiến, lại du học nhiều năm trên đất Pháp, học trong các trường của chính quyền thực dân Pháp, sau lại ra làm quan cho chính quyền thực dân, nên khó tránh khỏi quan điểm bênh vực thực dân Pháp như vậy.
Trần Trọng Kim là người có tư tưởng bảo hoàng cực kỳ mạnh, có khi tới mức cực đoan. Do vậy, sách có những đánh giá thiếu khách quan về một số nhân vật, triều đại:
Trong bộ sách Việt Nam sử lược này, tác giả chia lịch sử Việt Nam ra làm 5 thời đại:
Trần Trọng Kim có dự định viết thêm một cuốn sử tiếp theo cuốn Việt Nam sử lược (VNSL), nhưng không thành, theo như ông viết trong VNSL:
Tại Trung Quốc, năm 1992, Bắc Kinh thương vụ ấn thư quán xuất bản sách Việt Nam sử lược bản tiếng Trung với tựa đề Việt Nam thông sử (越南通史), dịch giả chủ biên là sử gia Đới Khả Lai. Lý do không giữ tên gốc Việt Nam sử lược (越南史略) được dịch giả giải thích là dựa theo các bản sách năm 1958 với tên tiếng Pháp là Histoire du Việt-Nam và căn cứ theo nội dung sách.[6]