Địa lý | |
---|---|
Khu vực | Estonia, Nga |
Tọa độ | 58°41′B 27°29′Đ / 58,683°B 27,483°Đ |
Nguồn cấp nước chính | Emajõgi, Velikaya |
Nguồn thoát đi chính | Narva |
Lưu vực | 47.800 km2 (18.500 dặm vuông Anh) |
Quốc gia lưu vực | Estonia, Nga, Latvia, Belarus |
Diện tích bề mặt | 3.555 km2 (1.373 dặm vuông Anh) |
Độ sâu trung bình | 7,1 m (23 ft) |
Độ sâu tối đa | 15,3 m (50 ft) |
Dung tích | 25 km3 (6,0 mi khối) |
Cao độ bề mặt | 30 m (98 ft) |
Các đảo | Piirissaar, Kolpino, Kamenka |
Khu dân cư | Mustvee, Kallaste |
Hồ Peipus,[1] (tiếng Estonia: Peipsi-Pihkva järv; tiếng Nga: Псковско-Чудское озеро (Pskovsko-Chudskoe ozero), tiếng Đức: Peipussee) là hồ nước xuyên biên giới lớn nhất ở châu Âu ở trên biên giới giữa Estonia (một phần của liên minh châu Âu và Nga.
Hồ lớn thứ năm châu Âu sau hồ Ladoga và hồ Onega ở Nga phía bắc St. Petersburg, hồ Vänern ở Thụy Điển, và hồ Saimaa ở Phần Lan.[2]
Hồ Peipus là một phần còn lại của một khu vực nước đã tồn tại ở khu vực này từ Thời kỳ Băng hà. Hồ có diện tích 3.555 km², và có độ sâu trung bình 7,1 m, điểm sâu nhất là 15 m.[3][4] Hồ có nhiều đảo và có 3 phần:
Hồ này được sử dụng để đánh bắt và giải trí, nhưng lại bị suy thoái môi trường từ thời đại nông nghiệp của Liên Xô. Có khoảng 30 con sông và suối đổ vào hồ Peipus. Các con sông lớn nhất là Emajõgi và sông Velikaya. Trong 1242, hồ là các nơi diễn ra trận chiến trên băng (Estonian: Jäälahing) giữa các Hiệp sĩ Teutonic và người Novgorodia dưới sự chỉ huy của Alexander Nevsky.