Hồ Sĩ Tạo | |
---|---|
Tên chữ | Tiểu Khê |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1841 |
Nơi sinh | Nghệ An |
Mất | 1907 |
Giới tính | nam |
Hồ Sĩ Tạo (1841-1907), tự là Tiểu Khê, là một nho sĩ Nghệ An thế kỷ 19. Ông quê làng Lai Nhã, xã Thái Nhã, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, nay là xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Hồ Sĩ Tạo là học trò của cụ Tôn Đức Tiến (Lỗ Xuyên), người cùng tổng Võ Liệt. Cụ Tôn đậu 3 khoa tú tài (cháu nội nổi tiếng của cụ có ông Tôn Quang Phiệt). Bạn đồng môn với Hồ Sĩ Tạo có Nguyễn Tài Tuyển (1837-1884, đậu tiến sĩ năm 1877) và Phan Sĩ Thục (1822-1891, đậu tiến sĩ năm 1849).
Ông đỗ đầu kỳ thi Hương (Giải nguyên) năm 1868 thời (Tự Đức) lúc 28 tuổi (ông là người đầu tiên giành được thứ hạng này ở tổng Võ Liệt) cùng khoa với Hoàng Cao Khải (19 tuổi, đậu chót thứ 22/22). Sau ông được bổ làm quan Huấn đạo huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tái bổ làm quan Thông phán 6 tháng. Sau đó bổ làm quan Tri phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, làm bạn vong niên với Tuần phủ Phúc Yên Phan Kế Tiến, cha của Phan Kế Toại.[1]
Sinh thời, Hồ Sĩ Tạo nổi tiếng rất thông minh và có văn tài. Cụ Phan Bội Châu có lần bảo với học trò cụ là không nên theo học Hồ Sĩ Tạo: "Tôi là con rắn, Hồ Sĩ Tạo là con rồng. Các anh chỉ có thể hiểu được con rắn mà thôi". Ông nổi tiếng hay chữ, bấy giờ ở xứ Nghệ có câu: "Văn Giao, phú Tạo, thơ Thành" (Văn hay có Nguyễn Văn Giao, phú giỏi có Hồ Sĩ Tạo, thơ đặc sắc có Nguyễn Nguyên Thành).
Ông là thầy học của nhiều nhà khoa bảng xứ Nghệ và là người có công giúp đỡ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên con đường cử nghiệp.
Sau khi treo ấn từ quan, ông về quê dạy học tại xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương. Khi mất, ông được học trò chôn cất trên một quả đồi tại đây. Vào năm 2010, phần mộ ông đã được các con cháu tu sửa, xây dựng rất khang trang, đây là điểm viếng thăm thường xuyên của các con cháu trong dòng tộc họ Hồ và bạn bè mến mộ trong cả nước.
Một số nguồn tin đồn rằng cụ Hồ Sĩ Tạo đi lại với bà Hà Thị Hy ở làng Mậu Tài, Nam Đàn thuở xuân xanh. Khi bà Hy mang thai, thì cụ Tuyển chưa cho ông lấy vợ để lên đường chấp kinh thi cử. Cụ Nguyễn Sinh Nhậm chết vợ, vả lại đã già yếu nên lấy bà Hy làm vợ kế. Thai này ra đời là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nhà sử học Trần Quốc Vượng ghi nhận đây là lời đồn không thể kiểm chứng.[2]
Ông có một tập thơ trên dưới một trăm bài có tên là: "Tiểu Khê thi tập", và một tập nhật ký tìm họ nói về gốc tích họ Hồ, nhưng rất tiếc thơ văn của ông hiện nay con cháu không còn giữ được, bị thất lạc trong cải cách ruộng đất.... Ông đã từng cùng em họ là Cử nhân Hồ Sĩ Tuấn đến thăm nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi và lưu lại ở đây đôi câu đối nổi tiếng:
Thuở nhỏ, lúc 16 tuổi, Hồ Sĩ Tạo nhà nghèo, đi tìm chỗ dạy để nuôi thân. Ông chủ nhà thử tài học, bảo Hồ Sĩ Tạo vịnh con muỗi. Hồ Sĩ Tạo liền đọc:
Ông còn có câu đối mừng thọ cụ Can Bang 80 tuổi. (Cụ ở xã Đại Đồng, tổng Đại Đồng, huyện Thanh Chương, là mẹ Cử nhân Nguyễn Như Cơ (đậu năm 1882) và là em gái Tiến sĩ Nguyễn Hữu Điển (1825- ?) đậu Cử nhân năm 1846, Tam giáp Tiến sĩ năm 1853):
Lúc Hồ Sĩ Tạo làm tri phủ ở Quảng Bình, một người đàn bà có chồng họ Mạnh lội sông đi hát phường vải bị chết đuối đến xin câu đối điếu chồng, ông liền đọc:
Thiếp phi ngư phu tử, cánh vô như, bất độ hà, độ hà, nại hà? (Thiếp không phải con ngư phủ, biết làm sao, không qua sông, qua sông, làm cách nào?)
Khi mắc tội bị giáng làm Giáo thụ (phụ trách việc học ở phủ), ông có làm câu đối tự thuật:
Cụ Nguyễn Văn Huyền dịch:
Bản dịch hai bài thơ chữ Hán của cụ Hồ Sĩ Tạo trong Tiểu Khê thi tập, được in trong Tổng tập Văn học Việt Nam tập 19, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội:
Vịnh Hà Nội
(Vũ Minh Anh dịch)
Đề đền thờ ba vị trung liệt
(Nguyễn Văn Huyền dịch)