Hội đồng Bảo hiến (Conseil constitutionnel) là cơ quan giám sát hiến pháp của Pháp, được thành lập vào ngày 4 tháng 10 năm 1958. Hội đồng Bảo hiến có nhiệm vụ xem xét tính hợp hiến của luật, những văn bản nhất định và giám sát bầu cử, trưng cầu ý dân.
Hội đồng Bảo hiến được thành lập vào ngày 4 tháng 10 năm 1958 dưới nền Đệ ngũ Cộng hòa. Charles de Gaulle muốn tránh tình trạng thẩm phán giải thích pháp luật ở Hoa Kỳ: ông cho rằng "nhân dân chính là tòa án tối cao".[1] Michel Debré, cha đẻ của hiến pháp năm 1958 giải thích rằng Hội đồng Bảo hiến là cơ quan giúp ổn định chế độ đại nghị. Ban đầu Hội đồng Bảo hiến có rất ít quyền hạn nhưng dần dần được bổ sung quyền và đã xây dựng tập án lệ quan trọng. Hội đồng Bảo hiến họp lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 3 năm 1959.[2]
Hội đồng Bảo hiến là cơ quan không có tiền lệ trong lịch sử Pháp. Trước nền Đệ ngũ Cộng hòa, các chế độ cộng hòa của Pháp đều chủ trương nghị viện có quyền lực nhà nước cao nhất, không chấp nhận một cơ quan có thẩm quyền phủ quyết quyết định của nghị viện như những tòa án của Chế độ cũ trước Cách mạng Pháp. Hiến pháp năm 1958 dự liệu cho Hội đồng Bảo hiến kiểm soát phạm vi lập pháp của Quốc hội. Tuy nhiên, từ thập niên 1970 Hội đồng Bảo hiến trở thành cơ quan bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Pháp. Năm 1971, Hội đồng Bảo hiến lần đầu tiên hủy bỏ luật của Quốc hội do vi phạm Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân.
Ban đầu Hội đồng Bảo hiến chỉ thụ lý yêu cầu giám sát hiến pháp của tổng thống, thủ tướng, chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện. Năm 1974, hiến pháp Pháp được bổ sung quy định cho phép 60 hạ nghị sĩ hoặc 60 thượng nghị sĩ yêu cầu Hội đồng Bảo hiến xem xét tính hợp hiến của luật. Năm 1992, hiến pháp được bổ sung quy định cho phép hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ yêu cầu xem xét tính hợp hiến của điều ước quốc tế.[3] Năm 1989, Tổng thống François Mitterrand đề xướng Hội đồng Bảo hiến thụ lý yêu cầu giám sát hiến pháp của nhân dân.
Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi hiến pháp thành lập cơ chế hậu giám sát bị Thượng viện bác bỏ vào năm 1990. Phải đến năm 2008 cơ chế hậu giám sát mới được hiến định. Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 2008 có ba mục đích:[4]
Sau khi hiến pháp Pháp được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008, Hội đồng Bảo hiến có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của quy định pháp luật hiện hành.
Hội đồng Bảo hiến gồm chín thành viên. Ngoài ra, các cựu tổng thống được ngồi ghế thành viên. Thành viên được bổ nhiệm chỉ được giữ chức một nhiệm kỳ.
Hội đồng Bảo hiến gồm chín thành viên, ba thành viên do tổng thống bổ nhiệm,[5] ba do chủ tịch Hạ viện, ba do chủ tịch Thượng viện. Nhiệm kỳ của thành viên là chín năm. Cứ ba năm bổ nhiệm lại ba thành viên.[6] Thành viên Hội đồng Bảo hiến tuyên thệ nhậm chức trước tổng thống, trừ các cựu tổng thống ra.
Các cựu tổng thống đương nhiên được ngồi ghế thành viên Hội đồng Bảo hiến nhưng phần lớn hoặc không tham gia hoặc không có mặt thường xuyên.
Tháng 3 năm 2013, chính phủ Pháp trình dự thảo hiến pháp bãi bỏ đặc quyền tham gia Hội đồng Bảo hiến của cựu tổng thống lên Nghị viện nhưng không tranh thủ được đủ nghị sĩ để thông qua dự thảo.[7] Cựu tổng thống François Hollande quyết định không tham gia Hội đồng Bảo hiến.[8] Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố sẽ không dùng đặc quyền này. Năm 2019, chính phủ Pháp trình dự thảo sửa đổi hiến pháp bãi bỏ đặc quyền này lên Nghị viện nhưng lại thất bại.[9]
Sau khi hiến pháp Pháp được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008, Nghị viện có quyền phủ quyết bổ nhiệm thành viên Hội đồng Bảo hiến của tổng thống nếu tỷ lệ biểu quyết không tán thành của ủy ban Hạ viện và Thượng viện tổng cộng ít nhất ba phần năm.[10]
Không có yêu cầu về tuổi tác hoặc lý lịch đối với thành viên Hội đồng Bảo hiến nhưng gần như tất cả thành viên đều là nhà luật học.[11] Thành viên Hội đồng Bảo hiến không được kiêm chức trong chính phủ, Nghị viện hoặc các cơ quan dân cử khác, cũng không được hành nghề tư nhân.[12][13]
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Bảo hiến là chín năm. Thành viên Hội đồng Bảo hiến không được giữ chức quá hai lần. Hội đồng Bảo hiến quyết định cách chức thành viên trong trường hợp kiêm chức vụ khác, vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc mất năng lực làm việc. Các cựu tổng thống được giữ chức suốt đời. Lương hàng tháng của thành viên Hội đồng Bảo hiến là 16.200 euro.[14]
Trường hợp thành viên Hội đồng Bảo hiến được bổ khuyết mà nhiệm kỳ chưa vượt quá ba năm thì thành viên đó được giữ chức thêm một nhiệm kỳ.[15]
Chủ tịch Hội đồng Bảo hiến triệu tập Hội đồng Bảo hiến, chủ trì phiên họp Hội đồng Bảo hiến và chỉ định báo cáo viên. Chủ tịch Hội đồng Bảo hiến do tổng thống chỉ định trong số thành viên. Trường hợp Hội đồng Bảo hiến biểu quyết ngang phiếu thì chủ tịch được biểu quyết.
Hội đồng Bảo hiến thụ lý đơn xin của các chủ thể có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo hiến. Hội đồng Bảo hiến. Việc thảo luận phải có ít nhất bảy thành viên tham gia. Hội đồng Bảo hiến biểu quyết trong phiên họp toàn thể. Trường hợp biểu quyết ngang phiếu thì chủ tịch Hội đồng Bảo hiến được biểu quyết.
Đối với các tranh chấp bầu cử thì Hội đồng Bảo hiến giao cho một trong ba ban gồm ba thành viên giải quyết. Thành phần mỗi ban phải có thành viên do tổng thống, chủ tịch Hạ viện và chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Đối với yêu cầu giám sát hiến pháp thì Hội đồng Bảo hiến giao cho một báo cáo viên xem xét và trình Hội đồng Bảo hiến một dự thảo quyết định.[16]
Hội đồng Bảo hiến họp và biểu quyết kín. Thành viên không được công bố ý kiến phản đối quyết định của Hội đồng Bảo hiến. Mỗi phiên họp của Hội đồng Bảo hiến được lập biên bản.
Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp đối với dự án luật được Nghị viện thông qua nhưng chưa được tổng thống công bố và điều ước được ký kết nhưng chưa được phê chuẩn. Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp bắt buộc đối với luật tổ chức và nội quy hai viện Nghị viện. Hội đồng Bảo hiến giám sát trưng cầu ý dân về các dự án luật do tổng thống quyết định.
Hội đồng Bảo hiến thụ lý yêu cầu của tổng thống, thủ tướng, chủ tịch Hạ viện, chủ tịch Thượng viện và ít nhất 60 hạ nghị sĩ hoặc thượng nghị sĩ.
Sau khi hiến pháp Pháp được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008, Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát hiến pháp đối với quy định pháp luật hiện hành nếu có đơn xin của đương sự tham gia tố tụng khiếu nại rằng quy định đó "vi phạm các quyền lợi được hiến pháp bảo đảm". Đơn xin được Tham chính viện hoặc Tòa phá án xem xét trước.
Thời hạn công bố luật không được áp dụng trong thời gian Hội đồng Bảo hiến xem xét luật được Nghị viện thông qua. Trường hợp Hội đồng Bảo hiến tuyên bố dự án luật vi hiến thì tổng thống có quyền yêu cầu Nghị viện xem xét lại dự án luật. Luật có thể được công bố nếu quy định vi hiến không ảnh hưởng đến các quy định khác của luật, còn không thì luật không được công bố.
Quyết định của Hội đồng Bảo hiến có hiệu lực ràng buộc các cơ quan hành chính và tư pháp.[17] Không thể kháng cáo quyết định của Hội đồng Bảo hiến, trừ trường hợp tranh chấp bầu cử ra. Ngoài ra, nhận định của quyết định có hiệu lực hướng dẫn các cơ quan hành chính và tư pháp.[18] Quyết định của Hội đồng Bảo hiến có hiệu lực đối với điều ước quốc tế.
Đối với tranh chấp bầu cử thì Hội đồng Bảo hiến thụ lý đơn kháng cáo quyết định[19] trong trường hợp có sai sót như hủy bỏ phiếu, bất cập trong công tác tổ chức bầu cử, tước tư cách nghị sĩ hoặc tư cách người ứng cử nghị sĩ.
Quyết định của Hội đồng Bảo hiến được chuyển đến các bên và đăng trên công báo của Pháp cùng yêu cầu của Nghị viện và ý kiến của chính phủ.
Thẩm quyền của Hội đồng Bảo hiến có hai loại:
Quyền giám sát hiến pháp của Hội đồng Bảo hiến có hai loại:
Hội đồng Bảo hiến không thực hiện thẩm quyền giám sát hiến pháp đối với:
Hội đồng Bảo hiến thực hiện quyền giám sát đối với:
Hội đồng Bảo hiến công bố kết quả bầu cử tổng thống và trưng cầu ý dân.
Hội đồng Bảo hiến ra ý kiến tư vấn về việc thực hiện quyền khẩn cấp của tổng thống trong trường hợp khẩn cấp:
Ngoài ra, Chính phủ hỏi ý kiến Hội đồng Bảo hiến về các văn bản tổ chức bầu cử tổng thống và trưng cầu ý dân.
Tổng Thư ký Hội đồng Bảo hiến do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng Bảo hiến. Tất cả các tổng thư ký trừ một ra đều làm thành viên Tham chính viện.[25]
Tổng Thư ký Hội đồng Bảo hiến lãnh đạo biên chế của Hội đồng Bảo hiến, có nhiệm vụ tổ chức công tác của Hội đồng Bảo hiến,[26] chuẩn bị tài liệu cho báo cáo viên và lập biên bản của phiên họp Hội đồng Bảo hiến.[27][28]
Họ tên | Chức vụ | Nhiệm kỳ |
---|---|---|
Jacques Boitreaud | Thành viên Tham chính viện | 1959[29]-1962 |
Pierre Aupépin de Lamothe-Dreuzy | 1962[30]-1983 | |
Bernard Poullain | Thành viên Tòa phá án | 1983[31]-1986 |
Bruno Genevois | Thành viên Tham chính viện | 1986[32] -1993 |
Olivier Schrameck | 1993[33]-1997 | |
Jean-Éric Schoettl | 1997[34]-2007 | |
Marc Guillaume | 2007[35]-2015 | |
Laurent Vallée | 2015[36]-2017 | |
Jean Maïa | Từ năm 2017.[37] |
Ngân sách của Hội đồng Bảo hiến vào năm 2019 là 12.5 triệu euro.[38]
Trụ sở của Hội đồng Bảo hiến đặt ở Cung điện Hoàng gia tại Paris, gần Tham chính viện.[39] Phòng họp của Hội đồng Bảo hiến nằm ở tầng một,[40] từng là phòng làm việc của Marie-Clotilde de Savoie là vợ của Napoléon-Jérôme Bonaparte, em họ của Hoàng đế Napoléon III.[40]
Năm 1972, một bức tượng nhân sư được lắp trên cửa chính của Hội đồng Bảo hiến.[40] Cuối những năm 2000, trụ sở của Hội đồng Bảo hiến được sửa sang: một chiếc bàn kính được đặt trong phòng làm việc, các thành viên ngồi theo thứ tự quanh chủ tịch Hội đồng Bảo hiến và các cựu tổng thống.[40] Tổng Thư ký Hội đồng Bảo hiến lập biên bản phiên họp rồi cất trong một chiếc két sắt trên tầng bốn.[40] Văn phòng của chủ tịch Hội đồng Bảo hiến và các cựu tổng thống nằm ở tầng bốn.[40]
Kể từ năm 2010, đương sự tham gia tố tụng và luật sư của mình được dự phiên họp của Hội đồng Bảo hiến về đơn xin giám sát hiến pháp của đương sự. Hội đồng Bảo hiến lắp hai chiếc máy quay trong phòng họp. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo hiến vẫn thảo luận kín.[40]
Họ tên | Tuổi | Người bổ nhiệm | Nhiệm kỳ bắt đầu | Nhiệm kỳ kết thúc |
---|---|---|---|---|
Laurent Fabius (chủ tịch) | 76 tuổi | François Hollande | ngày 8 tháng 3 năm 2016 | ngày 7 tháng 3 năm 2025 |
Alain Juppé | 77 tuổi | Richard Ferrand | ngày 11 tháng 3 năm 2019 | ngày 10 tháng 3 năm 2028 |
Corinne Luquiens | 70 tuổi | Claude Bartolone | ngày 8 tháng 3 năm | ngày 7 tháng 3 năm 2025 |
Jacques Mézard | 74 tuổi | Emmanuel Macron | ngày 11 tháng 3 năm 2019 | ngày 10 tháng 3 năm 2028 |
François Pillet | 72 tuổi | Gérard Larcher | ngày 11 tháng 3 năm 2019 | ngày 10 tháng 3 năm 2028 |
Michel Pinault | 75 tuổi | Gérard Larcher | ngày 8 tháng 3 năm 2016 | ngày 7 tháng 3 năm 2025 |
Jacqueline Gourault | 71 tuổi | Emmanuel Macron | ngày 14 tháng 3 năm 2022 | ngày 13 tháng 3 năm 2031 |
Véronique Malbec | 64 tuổi | Richard Ferrand | ||
François Seners | 64 tuổi | Gérard Larcher |
|citation=
(trợ giúp).
|title=
tại ký tự số 30 (trợ giúp).
|collection=
(trợ giúp)|collection=
(trợ giúp)|collection=
(trợ giúp)|collection=
(trợ giúp)|collection=
(trợ giúp)|collection=
(trợ giúp)|title volume=
(trợ giúp)