Hội đồng Dân ủy Nga Xô

Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
Совет народных комиссаров РСФСР
Tổng quát Cơ quan
Quốc gia Bolshevik Nga (1917-1918)
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (1918-1946)
Thành lập25 tháng 10 năm 1917 (1917-10-25)
Tiền thân
Giải thể15 tháng 3 năm 1946 (1946-03-15)
Thay thế
Trụ sởMoskva
Đứng đầu
  • Chủ tịch đầu tiên, Lenin
  • Chủ tịch cuối cùng, Kosygin
Trực thuộc cơ quanỦy ban Chấp hành Trung ương Nga Xô (1918-1937)
Xô viết Tối cao Nga Xô (1937-1946)
Bản đồ
Lãnh thổ Nga Xô viết (1940-1954)

Hội đồng Dân ủy Nga Xô (Nga: Совет народных комиссаров РСФСР) là cơ quan hành pháp của nước Nga Xô viết từ năm 1917-1946. Được thành lập năm 1917 là cơ quan "chính quyền của liên minh công nông", được Hiến pháp Nga Xô viết thông qua năm 1918.

Từ năm 1918, Hội đồng Dân ủy Nga Xô do Ủy ban Chấp hành Trung ương Nga Xô tạo thành, và từ năm 1937 là Xô viết Tối cao Nga Xô. Hội đồng Dân ủy được cấu tạo từ các Dân ủy Nhân dân của Nga Xô viết, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Sau khi Hiệp định thành lập Liên Xô được ký kết (1922) Hội đồng Dân ủy Liên Xô được thành lập năm 1923. Trong thời gian từ 1922-1923 Hội đồng Dân ủy Nga Xô đóng vai trò là cơ quan lâm thời điều hành Liên Xô.

Ngày 23/3/1946 Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Nga Xô ra quyết định đổi tên Hội đồng Dân ủy Nga Xô thành Hội đồng Bộ trưởng Nga Xô dựa theo luật pháp sửa đổi của Liên Xô ngày 15/3/1946 về việc đổi tên Hội đồng Dân ủy Liên Xô thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, theo luật Hội đồng Dân ủy Liên Xô và các quốc gia Liên bang, cộng hòa tự trị cũng đều thay đổi tên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9/1917 Hội đồng của giai cấp công nhân, nông dân, binh lính giành được sức mạnh đáng kể. Các nhà lãnh đạo Petrograd Xô viết có âm mưu lật đổ chính phủ lâm thời của Nga. Cuộc cách mạng bắt đầu từ 7/11/1917 khi Hồng binh công nông chiếm Cung điện mùa Đông. Ngày hôm sau 8/11 Đại hội toàn Nga lần thứ 2 công nhận sự thành công của cuộc cách mạng, và quyết định thành lập chính phủ mới thể hiện cuộc cách mạng do Bolsheviks lãnh đạo.

Chính phủ mới có tên chính thức là Hội đồng Dân ủy (Совет народных коммиссаров), viết tắt là Sovnarkom (Совнарком). Tên chính phủ mới do Leon Trotsky nghĩ ra khi kết hợp ủy viên dân ủy và nhân dân, để thay thế các danh từ của chủ nghĩa tư bản "bộ trưởng, nội các".

Ủy viên Dân ủy (Nga: Народный комиссар, latin: Narodny komissar, hoặc Narkom) có chức năng như bộ trưởng chính phủ. Do đó 1 bộ được gọi là Dân ủy Nhân dân (Nga: Народный комиссариат, latin: Narodny komissariat, viết tắt là narkomat).

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường các bộ trưởng thường do Thủ tướng đề xuất, nhưng những người Bolsheviks coi đấy là cách cai trị của tư sản quyết định tạo ra những thứ thuộc về giai cấp công nông, một chính phủ Xô viết.

Nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng Dân ủy Nga Xô được quy định trong Hiến pháp năm 1918, theo đó Hội đồng Dân ủy Nga Xô chịu trách nhiệm trước Đại hội Xô viết về sự điều hành công việc quốc gia. Hiến pháp cho phép Hội đồng Dân ủy Nga Xô có quyền ban hành nghị định trong thời gian Đại hội Xô viết không họp. Đại hội Xô viết sẽ phê chuẩn các nghị định tại phiên họp kế tiếp.

Ủy viên Dân ủy là người đứng đầu Dân ủy Nhân dân và một số đại biểu có chức năng tham mưu thảo luận với Ủy viên Dân ủy.

Chủ tịch Hội đồng Dân ủy, cũng được Đại hội bầu, có một chức năng tương tự như của thủ tướng. Chủ tịch đầu tiên của Sovnarkom là Vladimir Lenin.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian đầu từ năm 1918-1923 Hội đồng Dân ủy Nga Xô có chức năng là chính phủ của Nga Xô (1917-1922) và Liên Xô (1922-1923) gồm các Bộ Dân ủy Nhân dân sau:

Chức vụ Trực thuộc Chân dung Tên Nhiệm kỳ Ghi chú khác
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Vladimir Lenin
(1870-1924)
11/1917-7/1923
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Aleksey Rykov
(1881-1938)
5/1921-2/1923
Aleksandr Tsiurupa
(1870-1928)
1922-1923
Lev Kamenev
(1883-1936)
1922-1923
Ủy viên Nhân dân Bộ Dân ủy Ngoại giao Leon Trotsky
(1879-1940)
11/1917-4/1918
Georgy Chicherin
(1872-1936)
4/1918-7/1923
Bộ Dân ủy Nội vụ Aleksey Rykov
(1881-1938)
11/1917
Grigory Petrovsky
(1878-1958)
11/1917-3/1919
Felix Dzerzhinsky
(1877-1926)
3/1919-7/1923
Bộ Dân ủy Quân sự và Hải quân Nikolai Podvoisky
(1880-1948)
11/1917-3/1918
Leon Trotsky
(1879-1940)
3/1918-7/1923
Bộ Dân ủy Tư pháp Georgy Oppokov
(1888—1938)
11/1917
Pēteris Stučka
(1865-1932)
11/1917-12/1917
3/1918-9/1918
Isaac Steinberg
(1888-1957)
12/1917-3/1918
Dmitry Kursky
(1874-1932)
9/1918-7/1923
Bộ Dân ủy Giáo dục Anatoly Lunacharsky
(1875-1933)
11/1917-7/1923
Bộ Dân ủy Nông nghiệp Vladimir Milyutin
(1884-1937)
11/1917
Andrei Kolegayev
(1887-1937)
11/1917-3/1918
Semyon Sereda
(1871-1933)
4/1918-2/1921
Valerian Osinsky
(1887-1938)
3/1921-1/1922
Vasily Yakovenko
(1889-1937)
1/1922-7/1923
Bộ Dân ủy Lao động Aleksandr Shliapnikov
(1885-1937)
11/1917-8/1918
Vasily Schmidt
(1886–1938)
8/1918-4/1919
4/1920-7/1923
Bộ Dân ủy Phúc lợi xã hội Aleksandra Kollontai
(1872-1952)
11/1917-3/1918
Aleksandr Vinokourov
(1869-1944)
3/1918-4/1921
Nikolay Milyutin
(1889-1942)
4/1921-7/1923
Bộ Dân ủy Bưu chính và điện tín Nikolai Glebov-Avilov
(1887-1937)
1917
Perchevich Proshyan
(1883-1918)
1917-3/1918
Vadim Podbelsky
(1887-1920)
1918-1920
Artemy Ljubovic
(1880-1938)
1920-1921
Valerian Dovgalevsky
(1885-1934)
1921-7/1923
Bộ Dân ủy Dân tộc Iosif Stalin
1878-1953
11/1917-7/1923
Bộ Dân ủy Tài chính Ivan Stepanov
(1870-1928)
11/1917
Vyacheslav Menzhinsky
(1874-1934)
11/1917-3/1918
Isidore Gukovsky
(1871—1921)
4/1918-8/1918
Nikolay Krestinsky
(1883-1938)
8/1918-10/1922
Grigori Sokolnikov
(1888-1939)
11/1922-7/1923
Bộ Dân ủy Đường sắt Mark Elizarov
(1863-1919)
11/1917-1/1918
Alex Rogov
(1886-1950)
2/1918-5/1918
Peter Kobozev
(1878-1941)
5/1918-6/1918
Vladimir Nevsky
(1876-1937)
7/1918-3/1919
Leonid Krasin
(1870-1926)
3/1919-3/1920
Leon Trotsky
(1879-1940)
3/1920-12/1920
Aleksandr Emshanov
(1891-1937)
12/1920-4/1921
Felix Dzerzhinsky
(1877-1926)
4/1921-7/1923
Bộ Dân ủy Công thương Viktor Nogin
(1878-1924)
11/1917
Aleksandr Shlyapnikov
(1885-1937)
11/1917-1/1918
Vladimir Smirnov
(1887-1937)
1/1918-3/1918
Mieczyslaw Bronskiy
(1888-1943)
3/1918-11/1918
Leonid Krasin
(1870-1926)
11/1918-7/1923
Bộ Dân ủy Thanh tra Công nông Iosif Stalin
(1878-1953)
2/1920-4/1922
Aleksandr Tsiurupa
(1870-1928)
4/1922-7/1923
Bộ Dân ủy Thực phẩm Ivan Teodorovich
(1875-1937)
11-12/1917
Aleksandr Schlichter
(1868-1940)
12/1917-2/1918
Aleksandr Tsiurupa
(1870-1928)
2/1918-12/1921
Nikolai Bryuhanov
(1878-1938)
12/1921-7/1923
Bộ Dân ủy Kiểm tra Nhà nước Eduard Essen
(?-1937)
11/1917-5/1918
Karl Lander
(1883-1937)
5/1918-3/1919
Iosif Stalin
(1878-1953)
3/1919-2/1920 Bộ Dân ủy đổi tên thành Bộ Dân ủy Thanh tra Công nông
Bộ Dân ủy Y tế Nikolai Semashko
91874-1949)
11/1917-3/1923
Bộ Dân ủy Tài sản công Vladimir Karelin
(1891-1938)
12/1917-3/1918
Pavel Malinowski
(1869-1943)
3/1918-7/1918
Bộ Dân ủy Địa phương Vladimir Trutovsky
(1889-1937)
12/1917-3/1918 Sáp nhập Bộ Dân ủy Nội vụ
Hội đồng Kinh tế tối cao Valerian Ossinsky
(1887-1938)
12/1917-3/1918
Aleksey Rykov
(1881-1938)
3/1918-5/1921
Vladimir Milyutin
(1884-1937)
5/1921
Peter Bogdanov
(1882-1938)
5/1921-5/1923
Aleksey Rykov
(1881-1938)
5/1923-7/1923

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Cùng tìm hiểu cách xây dựng đội hình với các nhân vật miễn phí trong Genshin Impact
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji