Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan คณะรักษาความสงบแห่งชาติประเทศไทย | |
---|---|
Biểu tượng Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia được phát trên truyền hình | |
Thành lập | 22/5/2014 |
Giải tán | 16/7/2019 |
Loại | Chính quyền quân sự |
Trụ sở chính | Quân đội Trụ sở Trung đoàn Bộ binh số 1 |
Lãnh đạo | Tướng Prayuth Chan-ocha |
Nhân vật chủ chốt |
|
Trang web | NCPO trên Facebook |
Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (tiếng Thái: คณะรักษาความสงบแห่งชาติ; RTGS: Khana Raksa Khwam Sa-ngop Haeng Chat; viết tắt คสช) là chính quyền quân sự nắm quyền của Thái Lan sau cuộc đảo chính Thái Lan năm 2014 ngày 22/5/2014.[1] Ngày 20/5/2014, quân đội đã tuyên bố thiết quân luật trên toàn bộ Thái Lan nhắm mục đích ngăn chặn sự leo thang khủng hoảng chính trị và lật đổ chính quyền dân sự.[2] Ngày 22/5/2014, quân đội tuyên bố lật đổ chính phủ Yingluck Shinawatra thành lập Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia để kiểm soát đất nước. Chính quyền quân sự kiểm duyệt thông tin, đình chỉ Hiến pháp, bắt giữ thành viên Nội các của Thái Lan.[3]
Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia ban đầu có tên gọi là Hội đồng Hòa bình và duy trì trật tự Quốc gia.[4] Sau đó được đổi tên như hiện nay ngày 22/5/2014.[5]
Ngày 22/5/2014, Hội đồng công bố thành phần[6] và lãnh đạo Hội đồng Prayuth Chan-ocha tuyên bố Hội đồng sẽ đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ theo luật pháp của Thủ tướng và Nội các cho đến khi một Thủ tướng mới được bầu hoặc bổ nhiệm.[7][8]
Ngày 23/5, Hội đồng công bố chính sách ngắn hạn và dài hạn, bao gồm việc bổ nhiệm thành viên các Bộ và cơ quan chính phủ.[9]
Ngày 24/5, Hội đồng giải tán Thượng viện và quyền lập pháp do Hội đồng nắm giữ.[10] Đồng thời ra lệnh ngành tư pháp hoạt động theo nghị định của Hội đồng.[11] Ngày 25/5, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Thái Lan, tướng Adul Saengsingkaew được chỉ định vào văn phòng Phủ Thủ tướng,[10] đồng thời Watcharapol Prasarnrajkit được bổ nhiệm thay thế Tư lệnh.[12]
Ngày 26/5, Quốc vương Bhumibol Adulyadej phê chuẩn Prayut Chan-ocha là người đứng đầu chính quyền quân sự mới.[13][14] Sự chấp thuận của Hoàng gia được xem là chìa khóa hợp pháp cuộc đảo chính.[14]
Chức vụ | Họ và tên | Tại nhiệm trong quân đội | Phụ trách | ||
---|---|---|---|---|---|
Ngạch | Hạng | Chức vụ | |||
Lãnh đạo | Prayuth Chan-ocha | Lục quân Hoàng gia Thái Lan | Đại tướng | Tổng tư lệnh Lục quân |
|
Phó Lãnh đạo | Thanasak Patimaprakorn | Tổng hành dinh Quân đội Hoàng gia Thái Lan | Đại tướng | Tư lệnh Tổng hành dinh |
|
Phó Lãnh đạo | Narong Pipathanasai | Hải quân Hoàng gia Thái Lan | Đô đốc | Tổng Tư lệnh Hải quân |
|
Phó Lãnh đạo | Prajin Jantong | Không quân Hoàng gia Thái Lan | Đại tướng | Tổng Tư lệnh Không quân |
|
Phó Lãnh đạo | Adul Sangsingkeo | Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan
Văn phòng Phủ Thủ tướng |
Đại tướng | Cựu Tư lệnh
Bộ trưởng Văn phòng Phủ Thủ tướng |
|
Tổng Thư ký | Teerachai Nakwanich | Lục quân Hoàng gia Thái Lan | Đại tướng | Phó Tổng Tư lệnh Lục quân | |
Phó Tổng Thư ký | Chatudom Titthasiri | Lục quân Hoàng gia Thái Lan | Đại tướng | Phó Tổng Tư lệnh Lục quân | |
Phát ngôn viên | Winthai Suvaree | Lục quân Hoàng gia Thái Lan | Đại tá | Phó phát ngôn Lục quân |
Ngày 26/5/2014, Hội đồng công bố thành lập Hội đồng cố vấn:
Chức vụ | Tên | Ghi chú |
---|---|---|
Chủ tịch | Prawit Wongsuwan | Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nội các Abhisit Vejjajiva |
Phó Chủ tịch | Anupong Paochinda | Cựu Tổng Tư lệnh Lục quân |
Phó Chủ tịch | Pridiyathorn Devakula | Cựu Thống đốc Ngân hàng Thái Lan |
Cố vấn | Somkid Jatusripitak | Cựu Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nội các Thaksin Shinawatra |
Cố vấn | Narongchai Akrasanee | Thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ và Cựu Bộ trưởng Thương mại Nội các Chavalit Yongchaiyudh |
Cố vấn | Wissanu Krea-ngam | Cựu Phó Thủ tướng Nội các Thaksin Shinawatra |
Cố vấn | Yongyuth Yuthavong | Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nội các Surayud Chulanont |
Cố vấn | Itthaporn Subhawong | Cựu Tổng Tư lệnh Không quân |
Cố vấn | Noppadol Intapanya | Cựu Thư ký Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Prawit Wongsuwan |
Cố vấn và Thư ký | Dowpong Rattanasuwan | Cựu Phố Tổng Tư lệnh Lục quân |