Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ

Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ (tiếng Pháp: Conseil colonial), hay Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, là một nghị viện tư vấn của chính quyền thuộc địa của Pháp ở Nam Kỳ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần hội đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1880, Hội đồng có 18 thành viên: 6 người Việt và 12 người Pháp.[1] Năm 1920, Toàn quyền Đông Dương Maurice Long cho tăng[2] con số này lên thành 10 người Việt và 14 người Pháp[3] vì yêu sách vận động của Đảng Lập hiến Đông Dương.[4] Sắc lệnh ngày 6 tháng 1 năm 1922 quy định rõ thành phần của Hội đồng:[5]

  1. 10 người Pháp, do đầu phiếu trực tiếp
  2. 10 người bản xứ, do đầu phiếu hạn chế
  3. 2 đại diện của Phòng Thương mại Sài Gòn và 2 đại diện của Phòng Canh nông, số người Pháp và bản xứ chia đồng đều.

Ngoài ra trong số 7 thành viên trong Ủy hội thường trực của Hội đồng Quản hạt thì số người bản xứ hạn chế chỉ được 2 người. Dân gian bấy giờ thường gọi những ủy viên hội đồng này là ông Hội đồng.[6]

Quyền đầu phiếu đối với người bản xứ khá khắt khe. Cử tri phải 25 tuổi trở lên và đạt những tiêu chuẩn như:[5]

  1. Địa chủ đóng ít nhất 10 piastre thuế ruộng hằng năm
  2. Thương gia
  3. Đậu bằng primaire supérieur (tiếng Việt gọi là Cao đẳng tiểu học) hoặc cao hơn
  4. Công chức hạng trung với tối thiểu 5 năm thâm niên
  5. Đậu bằng chuyên môn với tối thiểu 10 năm thâm niên
  6. Cai tổng, kỳ mục và phụ tá với ít nhất 3 năm thâm niên.

Sang thập niên 1920 thì thay đổi chút đỉnh, nâng tổng số cử tri lên khoảng 20,000:[7]

  1. Địa chủ đóng 20 piastre trở lên thuế ruộng
  2. Thương gia với ít nhất ba năm nộp thuế
  3. Công chức hạng trung với tối thiểu 5 năm thâm niên
  4. Đậu bằng chuyên môn với tối thiểu 5 năm thâm niên
  5. Cai tổng, kỳ mục và những người được huy chương quân đội.

Hội đồng này có hai nhiệm vụ chính:[1]

  1. thảo luận các vấn đề chi thu cho ngân sách xứ Nam Kỳ,
  2. quản lý đất tư hữu cùng dự án công cộng.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Thuộc địa phần lớn chú tâm đến việc bảo vệ địa vị và quyền lợi của người Pháp, giới công chức và doanh nhân.[6] Điển hình là Paul Blanchy, chủ đồn điền hạt tiêu quyền thế ở Nam Kỳ nắm chức chủ tịch gần 20 năm, từ năm 1882 đến khi mất năm 1901. Blanchy còn là Thị trưởng thành phố Sài Gòn. Nhóm thực dân này chống đối việc sáp nhập Nam Kỳ vào Liên bang Đông Dương để được rộng quyền hành xử mà không bị chính trị chính quốc chi phối.[1]

Nghị viên người Việt đại diện cho khoảng 10.000 cử tri trên tổng số 2 triệu dân của toàn xứ Nam Kỳ bấy giờ.[3] Năm 1922 chính quyền thực dân cho sửa đổi luật pháp nới rộng quyền đầu phiếu nên số cử tri tăng thành 20.000.[7] Đối với người Việt, vì hoạt động của cơ quan này bị hạn chế chỉ với tính cách tư vấn nên Hội đồng không để lại mấy thành tích ngoài những cuộc vận động bầu cử vào những thập niên 1920 và 1930 do Đảng Lập hiến Đông Dương của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn An Ninh, và nhóm Cộng sản Đệ tứ Tạ Thu Thâu. Năm 1926 trong số 10 ghế của người bản xứ thì đảng viên Đảng Lập hiến đắc cử cả 10.[7]

Đáng ghi nhận là Nguyễn Phan Long, ứng cử viên đắc cử năm 1922, đại diện vùng Sài Gòn và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng.[4]

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương, đến tháng 7 thì họ lập ra Hội đồng Nam Kỳ, thay thế Hội đồng Quản hạt.[8] Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ là Trần Văn Ân; phó chủ tịch là Kha Vạng Cân.[9] Hội đồng Nam Kỳ chỉ tồn tại được 1 tháng, đến 25 tháng 8 thì lực lượng Việt Minh do Trần Văn Giàu lãnh đạo đã đoạt chính quyền.[10]

Những nhân vật từng đứng tên trong Hội đồng Thuộc địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngô Văn. Việt Nam 1920-1945. Montreuil: L'Insomniaque/Chuông rè, 2000.
  • Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972.
  • Pierre Brocheur và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Brocheur. tr 77
  2. ^ Buttinger, Joseph. The Smaller Dragon. New York: Praeger Publishers, 1970. tr 434
  3. ^ a b Penniman, Howard R. tr 17
  4. ^ a b "BÙI QUANG CHIÊU VÀ ĐẢNG LẬP HIẾN TẠI NAM KỲ THUỘC PHÁP, 1917-30" tr 5
  5. ^ a b Brocheur. Phụ lục 3. tr 385
  6. ^ a b Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002. tr 1480
  7. ^ a b c Carter, Jay. "A Subject Elite: The First Decade of the Contitutionalist Party in Cochinchina, 1917-1927". The Việt Nam Forum No 14, 1994. tr 212-22
  8. ^ Ngô Văn. tr 299
  9. ^ Tiểu sử cụ Trần Văn Ân
  10. ^ “Nam Kỳ 1945-1946”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Về nước làm việc, bạn sợ điều gì?
Hãy thử những cách sau để không bị “shock văn hoá ngược" khi làm việc tại Việt Nam nhé!