Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
Tên viết tắtVSAA
Thành lập1957
LoạiHội nghề nghiệp
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 51 Trần Hưng Đạo,
quận Hoàn Kiếm
Vị trí
Vùng phục vụ
Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ quản
Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Trang webHội Nghệ sĩ Sân khấu

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (thành lập năm 1957), viết tắt là VSAA, là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp phi lợi nhuận quy tụ các nghệ sĩ, nhà hoạt động sân khấu tự nguyện có đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền sân khấu Việt Nam. Hội nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1].

Hội có tên giao dịch tiếng AnhVietnam Stage Artists Association (VSAA).

Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt NamLiên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Trụ sở tại Tầng 4 tòa nhà Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Hiện nay, Chủ tịch Hội nhiệm kỳ IX là Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Mùi.

Bắt đầu từ Sắc lệnh số 102/SL ngày 20/05/1957 về việc thành lập hội, Đại hội I tổ chức năm 1957 với chủ tịch đầu tiên là Nghệ sĩ Nhân dân Thế Lữ, đến nay hội có hơn 2000 hội viên hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sân khấu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 26/2005/QĐ-BNV ngày 25 tháng 2 năm 2005 [2].

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ 374 hội viên từ Đại hội đầu tiên, hiện nay hội có gần 2500 hội viên, bao gồm các nghệ sĩ hoạt động trong mọi lĩnh vực sân khấu: Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch Dân ca, Kịch nói, Rối, Xiếc. Thành viên của Hội bao gồm:

  • Diễn viên kịch, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch, xiếc, múa rối, nhạc vũ kịch.
  • Đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật ở các Nhà hát, các đơn vị biểu diễn sân khấu, các bộ môn sân khấu của Đài Phát thanh và Truyền hình.
  • Tác giả kịch bản
  • Biên tập viên, trợ lý chỉ đạo nghệ thuật
  • Họa sĩ, chủ nhiệm trang trí và thiết kế mỹ thuật, chuyên gia hóa trang và phục trang.
  • Nhạc sĩ, nhạc công, chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng, chuyên gia âm thanh sân khấu.
  • Các nhà lý luận phê bình sân khấu, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lịch sử sân khấu và xã hội học Sân khấu.
  • Các cán bộ quản lý sân khấu chuyên nghiệp, cán bộ chuyên trách phong trào sân khấu quần chúng và nhà hoạt động sân khấu không chuyên nghiệp có nhiều thành tích xuất sắc.

Hiện nay hội có chi hội ở 50 tỉnh thành trong cả nước.

Hội viên tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban Chấp hành
  • Ban Thư ký (Thường vụ)
  • Hội đồng nghệ thuật
  • Văn phòng Hội
  • Các Ban Chuyên môn: Ban Sáng tác, Ban Lý luận - Phê bình, Ban Hội viên, Ban Đối ngoại...
  • Tạp chí Sân khấu (ra hàng tháng - xuất bản từ 1976)
  • Nhà xuất bản Sân khấu - ra đời năm 1986
  • Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (2006).

Các kì đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay hội đã trải qua 7 kì đại hội, từ đó bầu nên Ban chấp hành và Ban thư ký của hội.

  • Đại hội lần thứ I, tổ chức vào các ngày 6, 7 tháng 5 năm 1957. Số hội viên có 374. Ban chấp hành gồm 39 ng­ười. Ban thư­ờng vụ gồm 21 ngư­ời. Chủ tịch là Nghệ sĩ Nhân dân Thế Lữ. Tổng thư ký: Lưu Trọng Lư; Học Phi; Hoàng Châu Ký
  • Đại hội lần thứ II, tổ chức vào các ngày 22, 23, 24 tháng 11 năm 1983. Hội viên có 800 ngư­ời. Đại hội đại biểu có 154 ngư­ời. Ban chấp hành gồm 52 ng­ời. Ban thư­ờng vụ 9 người. Tổng thư ký là Nghệ sĩ Nhân dân Dương Ngọc Đức.
  • Đại hội lần thứ III, tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng 12 năm 1988. Số hội viên có 1097 ng­ười. Đại hội đại biểu có 315 ngư­ời. Ban chấp hành gồm 43 ngư­ời. Ban Thư­ờng vụ 9 người. Tổng thư ký là Nghệ sĩ Nhân dân Dương Ngọc Đức.
  • Đại hội lần thứ IV, tổ chức vào các ngày 22, 23, 24 tháng 12 năm 1994. Hội có 1420 hội viên. Đại hội đại biểu 371 ngư­ời. Ban chấp hành gồm 22 ng­ười. Ban Th­ường vụ 7 ng­ười. Tổng thư ký: Dương Ngọc Đức.
  • Đại hội lần thứ V, tổ chức vào các ngày 23, 24, 25 tháng 12 năm 1999. Số lư­ợng hội viên có 1839 ng­ười. Đại hội đại biểu có 400 ngư­ời. Ban chấp hành 28 ngư­ời. Ban Thư­ờng vụ 7 ngư­ời. Tổng thư ký: Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi.
  • Đại hội lần thư VI tổ chức vào các ngày 18, 19, 20 tháng 12 năm 2004. Đại hội đại biểu, có gần 500 đại biểu chính thức tới dự. Ban chấp hành 15 người. Chủ tịch: Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam diễn ra từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 12 năm 2009.Tổng số Đại biểu chính thức: 511. Ban chấp hành 21 người. Chủ tịch: Nghệ sĩ Nhân dân Lê Tiến Thọ.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam diễn ra từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 12 năm 2014.Tổng số Đại biểu chính thức: 500. Ban chấp hành 21 người. Chủ tịch: Nghệ sĩ Nhân dân Lê Tiến Thọ.[3]
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam diễn ra từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 1 năm 2020.Tổng số Đại biểu chính thức: 500. Ban chấp hành 21 người. Chủ tịch: Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Mùi.[4]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Awakened Horizon là nhân viên cơ khí được đánh thức thứ hai được thêm vào trò chơi và cũng là đơn vị Không quân được đánh thức thứ hai.
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã