Hội Nhà văn Việt Nam Vietnam Writers’ Association | |
---|---|
Tên viết tắt | VWA |
Thành lập | 23 tháng 4 năm 1957 |
Vị thế pháp lý | Quốc gia |
Trụ sở chính | 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng |
Vị trí | |
Tọa độ | 21°00′59″B 105°50′51″Đ / 21,016313°B 105,84754°Đ |
Vùng phục vụ | Văn học Việt Nam |
Thành viên | Nhà văn Việt Nam |
Ngôn ngữ chính | Tiếng Việt |
Nguyễn Quang Thiều [1] | |
Phó chủ tịch | Nguyễn Bình Phương Trần Đăng Khoa |
Chủ quản | Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam |
Trang web | vanvn.vn |
Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức của những người Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học. Tổ chức được thành lập vào năm 1957, lúc đó là một thành viên của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Hiện nay, Hội Nhà văn Việt Nam là một thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Tất cả các nhà văn thuộc quốc tịch Việt Nam, đã xuất bản ít nhất hai quyển sách thuộc các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phê bình văn học,... và cam kết hoạt động theo tôn chỉ, quy tắc của Hội đều có thể được xem xét kết nạp để trở thành thành viên.
Hội Nhà văn Việt Nam tập trung hoạt động trong bốn lĩnh vực: văn xuôi, thơ, phê bình, và dịch thuật. Mỗi lĩnh vực này đều có một hội đồng riêng để khuyến khích và thúc đẩy các tác giả. Nhiệm vụ của Hội là tập trung tất cả nhà văn Việt Nam nhằm "xây dựng một nền văn học tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Ban chấp hành Hội được bầu theo nhiệm kì 5 năm, bao gồm Chủ tịch Hội (trước đây là Tổng Thư ký), Phó Chủ tịch Hội và các thành viên trong Ban chấp hành gọi là uỷ viên.
Hội cũng có một xưởng sản xuất phim, cung văn hóa, và nhà xuất bản với các ấn bản chính bao gồm tuần báo Văn nghệ, nguyệt san Nhà văn, bán nguyệt san Văn học nước ngoài, và Tạp chí Việt Nam Văn học (The Vietnam Literature Review) bằng tiếng Anh.
Năm 2000, Hội thành lập Quỹ Bảo hộ Quyền Tác giả cho lĩnh vực văn học.
Mỗi năm Hội Nhà văn Việt Nam nhận được 4,8 tỉ đồng từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên năm 2016 Hội chỉ nhận được 2,4 tỉ đồng, 2/3 số tiền đó phải chi ra để trả nợ cho báo Văn nghệ, tạp chí Thơ, Hồn Việt... (mỗi số ra của mỗi đầu báo, Hội Nhà văn đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình).[2]
Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội Toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh đang tham gia Văn đoàn độc lập, đó là Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.[3][4]
Hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều tổ chức phát động và trao Giải thưởng Hội Nhà Văn cho các loại hình văn học. Đồng thời, cứ mỗi 5 năm, Hội trao Giải thưởng Thăng Long cho các hoạt động văn học có ý nghĩa nhất.
Tham dự có 542 hội viên (từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 7 năm 2015) ở Hà Nội, tuy nhiên chỉ có 33 đại biểu trẻ - chiếm khoảng 6%, trong đó 30 đại biểu sinh trong thập niên 1970 và chỉ có 3 đại biểu sinh trong thập niên 1980. 6 nhà văn trúng cử ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX, tái đắc cử gồm: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà văn Khuất Quang Thụy. Hai gương mặt mới là nhà thơ Trần Đăng Khoa, và nhà văn Nguyễn Bình Phương, người trẻ nhất: 50 tuổi.[5]
Một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam có thể kể đến có:
|accessdate=
(trợ giúp)
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên rfa1