Hội Thánh Đức Chúa Trời (Church of God) | |
---|---|
Phân loại | Kháng Cách |
Định hướng | Pentecostal |
Chính thể | Episcopal |
Hiệp hội | National Association of Evangelicals Pentecostal/Charismatic Churches of North America Wesleyan Holiness Consortium |
Vùng | Toàn thế giới |
Trụ sở chính | Cleveland, Tennessee, |
Người sáng lập | Elder Richard Spurling và nhiều người khác |
Bắt đầu | tháng 8 năm 1886 Monroe County, Tennessee Cherokee County, North Carolina |
Tách rời | Church of God of Prophecy, Church of God with Signs Following, The (Original) Church of God |
Giáo hội | 54,995 nhà thờ ở 181 nước (tháng 2 năm 2016) |
Thành viên | 6,942,585 |
Trang mạng | churchofgod |
Hội Thánh Đức Chúa Trời (tiếng Anh: Church of God), với trụ sở chính ở Cleveland, Tennessee, Hoa Kỳ. Với hơn sáu triệu thành viên ở trên 180 quốc gia, Hội Thánh Đức Chúa Trời là một trong những hội thánh Pentecostal lớn nhất thế giới.[1] Ở Hoa Kỳ, theo báo cáo hội thánh có hơn một triệu thành viên, khiến nó trở thành một trong những hội thánh lớn nhất quốc gia này. Gốc phong trào này có thể được truy nguyên từ năm 1886 với một buổi họp nhỏ của các tín đồ Thiên Chúa giáo ở Barney Creek Meeting House tại biên giới Tennessee/North Carolina. Điều này khiến cho hội thánh này trở thành hội thánh lâu đời nhất Hoa Kỳ.[2] Nhà xuất bản của Hội thánh Đức Chúa Trời là Pathway Press.
Tên gọi chính xác và có tính pháp lý của tổ chức này là "Church of God". Sau phiên tòa kéo dài xử vụ việc liên quan đến tiền quyên góp dự định dùng cho trẻ em mồ côi bị nhận bởi các nhóm khác sử dụng cùng tên này, Supreme Court of Tennessee (Tòa tối cao Tennessee) đã ra phán quyết chỉ mình tổ chức này được sử dụng cái tên đơn giản là Church of God vào năm 1953.[3][cần số trang] Tuy nhiên, tổ chức này sử dụng tên Church of God (Cleveland, Tennessee) để phân biệt với các tổ chức khác cũng sử dụng "Church of God" trong tên gọi của họ.
Bản tuyên ngôn về Đức tin (Declaration of Faith) là tiêu chuẩn học thuyết của Hội Thánh của Đức Chúa Trời.[4] Bản tuyên ngôn này gắn kết vị trí học thuyết Phong trào Ngũ Tuần và Tin Lành với các ảnh hưởng Wesleyan. Sau đây là tóm tắt của Bản tuyên ngôn này. Bản tuyên ngôn: