Hội Vật lý Hoa Kỳ

Hội Vật lý Hoa Kỳ
American Physical Society
APS Physics
Tên viết tắtAPS
Thành lập20 tháng 5 năm 1899; 125 năm trước (1899-05-20)
LoạiKhoa học
Mục đíchThúc đẩy và mở rộng kiến thức về vật lý
Vị trí
Thành viên
50.000
Trang webAPS Official website

Hội Vật lý Hoa Kỳ, (tiếng Anh American Physical Society, APS) là một tổ chức thành viên phi lợi nhuận cho các chuyên gia về vật lý và các ngành liên quan, gồm gần 50 ban, ngành, và các đơn vị khác. Nhiệm vụ của hội là thúc đẩy và mở rộng kiến thức vật lý.[1] Hội xuất bản hàng chục tờ báo khoa học, bao gồm nhũng ấn phẩm danh giá như Physical ReviewPhysical Review Letters, và tổ chức hơn hai mươi cuộc gặp mỗi năm. APS là một hội thành viên của Viện Vật lý Hoa Kỳ.[2] Kể từ tháng 2 năm 2015 tổ chức được lãnh đạo bởi giám đốc điều hành Kate Kirby.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội ra đời ngày 20/05/1899 theo đề xuất của Arthur Gordon Webster, đặt mục tiêu thúc đẩy và mở rộng kiến thức về vật lý. Hội có trụ sở tại College Park, Maryland, Hoa Kỳ, và có khoảng 40.000 thành viên. Hội hiện xuất bản hơn một chục các tạp chí khoa học, bao gồm cả tạp chí Physical ReviewPhysical Review Letters, và tổ chức hơn hai mươi cuộc họp mặt khoa học hàng năm.

Năm 2005, Hội đã đóng vai trò dẫn đầu trong sự tham gia của Hoa Kỳ vào năm Vật lý. Được bầu là Thành viên Hội là một vinh dự đặc biệt [4].

Các ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ đã xuất bản 13 tạp chí nghiên cứu quốc tế và một trang tin tức và bình luận trực tuyến Physics[5].

  • Physical Review Letters (PRL)
  • Reviews of Modern Physics (RMP)
  • Physical Review A (PRA): Vật lý nguyên tử, phân tử và quang học.
  • Physical Review B (PRB): Vật lý vật chất ngưng tụkhoa học vật liệu
  • Physical Review C (PRC): Vật lý hạt nhân
  • Physical Review D (PRD): Các hạt, các lĩnh vực, lực hấp dẫn và vũ trụ học.
  • Physical Review E (PRE): Vật lý học thống kê, phi tuyến và vật chất mềm.
  • Physical Review X (PRX): Truy cập mở: vật chất thuần túy, ứng dụng, và liên ngành.
  • Physical Review Applied (PRApplied): Ứng dụng thực nghiệm và lý thuyết của vật lý.
  • Physical Review Fluids (PRFluids): Động lực học chất lỏng.
  • Physical Review Accelerators and Beams (PRAB): Truy cập mở: khoa học gia tốc và công nghệ.
  • Physical Review Physics Education Research (PRPER): nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về giáo dục vật lý.
  • Physical Review Materials (PRMaterials): Tạp chí quốc tế phạm vi rộng cho cộng đồng đa ngành tham gia nghiên cứu về vật liệu.

Tất cả các thành viên của APS đều nhận được ấn phẩm hàng tháng về Vật lý Ngày nay (Physics Today), do Viện Vật lý Mỹ (AIP) xuất bản [6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ . American Physical Society https://www.aps.org/about/index.cfm. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “AIP member societies”. AIP.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ “APS Announces Dr. Kate Kirby as Chief Executive Officer”. APS.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ “APS Membership Soars Above 50,000 Benchmark”. American Physical Society. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ “APS Journals”. American Physical Society. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Physics Today”. American Physical Society. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Dù rằng vẫn luôn cố gắng kiềm nén cảm xúc, chàng trai lại không hề hay biết Douki-chan đang thầm thích mình
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên shopee và mẹo săn hàng đẹp 🍒
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)