Henutsen

Henutsen
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Thông tin chung
An tángKim tự tháp G1-c, Giza
Hôn phốiKhufu
Hậu duệKhufukhaf I, Minkhaf I
Tên đầy đủ
Henutsen
V28W24
t
S29n
Vương triềuVương triều thứ 4
Kim tự tháp G1-c

Henutsen là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 4 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Rất ít thông tin về cuộc đời của vương hậu Henutsen. Một số học giả nghĩ rằng, bà là con gái của Sneferu, nhưng Henutsen chưa từng nhận phong hiệu "Con gái của Vua"[1]. Người ta chỉ biết rằng, bà là vợ thứ của pharaon Khufu và là mẹ của ít nhất hai hoàng tử:

  • Khufukhaf I, chánh án và là tể tướng. Vợ là phu nhân Nefertkau II[2], có hai con trai là Wetka, Iuenka và một con gái không rõ tên. Một vị quan có tên Khufukhaf II được cho là cháu của ông. Khufukhaf I và vợ được chôn cất tại mastaba đôi G 7130 - 7140[3], về sau bị phá hủy một phần để dựng đền thờ Isis thời kỳ Trung Vương quốc[4].
  • Minkhaf I, chánh án và là tể tướng. Tên vợ và con trai của ông đã bị mất. Minkhaf và vợ là chủ nhân của mastaba đôi G 7430 - 7440[5][6].

Henutsen cũng được cho là mẹ của Khafre nhưng bà không mang danh hiệu "Mẹ của Vua", tương tự Meritites I, chị em - vợ của Khufu. Danh hiệu duy nhất được chứng thực của bà là "Vợ của Vua"[4]. Bằng chứng duy nhất gọi Henutsen là công chúa là một tấm bia thuộc Vương triều thứ 26[7], nhưng tấm bia này được cho là một sự giả mạo[8][9].

Chôn cất

[sửa | sửa mã nguồn]

Henutsen có thể được an táng ở Kim tự tháp G1-c, phía nam Kim tự tháp Kheops, do những dòng chữ khắc có nhắc đến tên bà. Nhà nghiên cứu Rainer Stadelmann tin rằng Khufukhaf I chính là vua Khafre, và ông đã xây dựng lăng mộ kim tự tháp này cho mẹ mình[8], nhưng điều này còn mang nhiều sự hoài nghi[9]. Kim tự tháp G1-c trước đây được cho là một kim tự tháp vệ tinh, nhưng sau đó được xác định là một kim tự tháp chưa hoàn thành và được xây một cách vội vàng[10].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Joyce Tyldesley (2006), Chronicle of the Queens of Egypt, Thames & Hudson, tr.36 & 45 ISBN 0-500-05145-3
  2. ^ “Phù điêu của Khufukhaf I và vợ”.
  3. ^ Bertha Porter & Rosalind L.B. Moss (tái bản năm 1974), Topographical Bibliography of Ancient Egyptian Hieroglyphic Texts, Reliefs, and Paintings 3: Memphis, Quyển 1: Abu Rawash to Abusir, Oxford: The Clarendon Press, tr.188-190
  4. ^ a b Zahi A. Hawass (2006), Mountains of the Pharaohs: The Untold Story of the Pyramid Builders, Nhà xuất bản Doubleday, tr.91-96 ISBN 0-385-50305-9
  5. ^ Porter & Moss, sđd, tr.195
  6. ^ Michael Rice (2002), Who's who in ancient Egypt, Nhà xuất bản Routledge, tr.116 ISBN9781134734207
  7. ^ “Inventory Stela (en.wiki)”.
  8. ^ a b Miroslav Verner (2007), The Pyramids: The Mystery, Culture, and Science of Egypt's Great Monuments, Nhà xuất bản Grove Atlantic, tr.212 ISBN 0-802-19863-5
  9. ^ a b Peter Jánosi (1996), Die Pyramidenanlagen der Königinnen, Vienna, tr.11 & 125 ISBN 3-70012-207-1
  10. ^ Miroslav Verner (2014), The Pyramids, Nhà xuất bản Atlantic Books, tr.138 ISBN 978-1782396802
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Quá khứ bi thương của Levi thì hẳn chúng ta đã nắm rõ rồi. Levi dành cả tuổi thơ và niên thiếu ở dưới đáy xã hội và chính những bi kịch đã tạo nên anh của hiện tại