Ngôn ngữ | tiếng Anh |
---|---|
Ngày xuất bản | k. 1765 |
Hey Diddle Diddle, còn được biết với tên gọi khác là The Cat and the Fiddle hay The Cow Jumped Over the Moon, là một bài thơ vần cho trẻ em bằng tiếng Anh. Bài này mang số chỉ mục là 19478 trong danh sách Roud Folk Song Index.[1]
Quyển The Oxford Dictionary of Nursery Rhymes gọi Hey Diddle Diddle "có lẽ là bài thơ vô nghĩa nổi tiếng nhất" trong tiếng Anh, kèm theo đó là "một số đáng kể những điều vô nghĩa viết về nó".[2]
Phiên bản Hey Diddle Diddle sớm nhất được in vào khoảng năm 1765.[2] Trước đó, một số tác phẩm dường như có đề cập đến một vài ý lấy từ bài thơ Hey Diddle Diddle, điển hình là A lamentable tragedy mixed ful of pleasant mirth, conteyning the life of Cambises King of Percia của Thomas Preston xuất bản năm 1569 có đoạn như sau:[2]
Hay như trong The Cherry and the Slae của Alexander Montgomerie in năm 1597:
Cả hai đoạn thơ trên có nhắc đến một điệu nhảy gọi là hey-diddle, cây vĩ cầm (fiddle), và Mặt Trăng (moon), tuy nhiên chưa thể chứng minh đó là tiền thân của bài Hey Diddle Diddle này.[3]
Dưới đây là lời phổ biến của Hey Diddle Diddle:[2]
Ở một số dị bản, từ fun có thể được thay bằng sport, craft hoặc a sight. Vần thơ của bài được cho là đã soạn dựa trên điệu nhảy hey-diddle kể trên, một điệu nhảy xuất hiện ở châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 16.[4]
Có nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh bài thơ Hey Diddle Diddle, có thể kể đến như:
Một giả thuyết khác được đề cập có lẽ phù hợp hơn với bối cảnh lịch sử nước Anh lúc bấy giờ dưới thời nữ vương Elizabeth I. Elizabeth rất thích nhảy điệu hey-diddle được đệm đàn vĩ cầm. Do thường hay trêu chọc những quan chức kém may mắn trong triều nên bà còn được ví như một con mèo đang vờn chuột. "The ittle dog" ở đây có thể chỉ đến Bá tước Leicester Robert Dudley, người bạn thân thiết mà Elizabeth I đã dự định kết hôn, cũng là người mà bà ví như "một con chó cưng".[6]
Dĩa (dish) và muỗng (spoon) mang hai hàm ý. Theo cuốn The Annotated Mother Goose của William và Ceil Baring-Gould, những người hầu chịu trách nhiệm dâng bữa tối cho nữ vương Elizabeth là "the dish", còn những thị nữ nếm thử món ăn của bà để chắc chắn rằng chúng không có độc là "the spoon". Tuy nhiên trong bài thơ này, muỗng và dĩa cùng nhau bỏ trốn (ran away). Theo đó, đây có thể là hình ảnh đại diện cho Nữ Bá tước Hertford Katherine Grey, cháu họ của Elizabeth, và chồng sau là Edward Seymour, Bá tước thứ nhất của Hertford. Cả hai yêu nhau và lén lút kết hôn, đến khi Elizabeth phát hiện thì bà tức giận và cho giam cả hai ở Tháp Luân Đôn.[6]
Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là suy đoán, và không có gì phải thừa nhận ngoài việc đây là một bài thơ vô nghĩa nhưng lại có sức ảnh hưởng.[3]