Hiệp Hòa Đế 協和帝 | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vua Việt Nam | |||||||||||||
Hoàng đế Đại Nam | |||||||||||||
Trị vì | 30 tháng 7 năm 1883 - 29 tháng 11 năm 1883 122 ngày | ||||||||||||
Tiền nhiệm | Dục Đức | ||||||||||||
Kế nhiệm | Kiến Phúc | ||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||
Sinh | 24 tháng 9 âm lịch, tức 1 tháng 11 năm 1847 [1] Huế, Đại Nam | ||||||||||||
Mất | 30 tháng 10 âm lịch, tức 29 tháng 11 năm 1883(36 tuổi) Huế, Đại Nam | ||||||||||||
An táng | Lăng Hiệp Hòa, Huế, Đại Nam | ||||||||||||
Hậu duệ | 11 hoàng tử 6 công chúa | ||||||||||||
| |||||||||||||
Triều đại | Nhà Nguyễn | ||||||||||||
Thân phụ | Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị | ||||||||||||
Thân mẫu | Thụy tần Trương Thị Thận |
Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 1847 – 29 tháng 11 năm 1883), húy là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), sau khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thăng (阮福昇), là vị hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trong khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của mình, ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Hiệp Hòa nên thường được gọi theo tên này. Ông không có miếu hiệu, được hậu duệ truy tặng làm Văn Lãng Quận vương (文朗郡王), thụy là Trang Cung (莊恭).Thời gian trị vì của ông Là 4 tháng 10 ngày tổng cộng 130 ngày.
Hiệp Hòa có húy là Hồng Dật (洪佚), là con trai thứ 29, và cũng là út nam của vua Thiệu Trị, mẹ là Tam giai Thụy tần Trương Thị Thận.
Năm Tự Đức thứ 18 (1865), Hồng Dật được vua anh phong làm Lãng Quốc công (朗國公)[2]. Theo truyền thống hoàng tộc Nguyễn Phúc có từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, các hoàng tử sinh ra để dễ nuôi nên được gọi là Mệ, vì vậy thuở nhỏ vua Hiệp Hòa còn được gọi là Mệ Mến.
Ngoài vua Hiệp Hòa, bà Thụy tần Trương thị còn sinh được 6 người con khác là Phong Lộc Quận công Hồng Kháng, hoàng nữ Ủy Thanh, hoàng nữ Liêu Diệu, hoàng nữ Nhàn Nhã và Lạc Thành Công chúa Nhàn Đức.
Vua Hiệp Hòa có tất cả 11 hoàng tử và 6 hoàng nữ. Người con trai thứ hai của ông là Ưng Hiệp được lấy làm thừa tự cho người anh ruột là quận công Hồng Kháng, và một hoàng nữ của Hiệp Hòa có tên là Ngọc Phả[3].
Hai người con trai khác của vua Hiệp Hòa là Ưng Bác, tập phong Văn Lãng Hương công, và Ưng Chuẩn, làm Án sát sứ tỉnh Quảng Nam. Công tôn Bửu Trác, con trai của công tử Ưng Bác, được sung chức thống chế nhất phẩm.
Con cháu của vua Hiệp Hòa được ngự chế ban bộ Thập (十) để đặt tên. Dưới triều Khải Định được ban thêm bộ Ngưu (牛).
Năm 1883, Tự Đức băng hà mà không có con nối dõi. Theo di chiếu, người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân (tức vua Dục Đức) lên nối ngôi nhưng chỉ 3 ngày, thậm chí chưa kịp đặt niên hiệu,[4] thì Ưng Chân bị hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội để phế bỏ và bị bỏ đói đến chết vào ngày 06/10/1883.
Đồng thời với việc truất phế Dục Đức, hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Lãng Quốc công lên làm vua.
Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế). Theo Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Ngự tiền Văn phòng Đổng lý của Bảo Đại, khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành.
Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Sách Việt Nam sử lược chép:
Vua Hiệp Hòa mất ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong cho ông làm Văn Lãng Quận vương (文朗郡王), thụy là Trang Cung (莊恭)
Theo Oscar Chapuis, khi Hiệp Hòa lên ngôi vua thì ông đã 36 tuổi, đủ chín chắn để nhận thấy sự chuyên quyền của các quan Phụ chính Đại thần, nên không hài lòng. Các quan đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cũng nhận thấy thái độ của nhà vua nên cũng có ý muốn phế vua.
Năm 1883, Hiệp Hòa buộc phải ký Hiệp ước Harmand với Pháp với những điều khoản nặng nề, như nước Nam phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và Pháp có quyền kiểm soát quan hệ của nước Nam với các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa; và tỉnh Bình Thuận phải nhập vào Nam Bộ do Pháp chiếm làm thuộc địa. Với bản hiệp ước này, uy tín vua Hiệp Hòa trong triều đình cũng như với dân chúng bị tổn hại nghiêm trọng.
Trong triều đình, Tôn Thất Thuyết ra mặt chống vua, như không chịu quỳ lạy và to tiếng với nhà vua. Sự thù nghịch này làm vua Hiệp Hòa lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp De Champeaux, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện nên Tôn Thất Thuyết ra tay trước.[6]
Việc bị bức tử, theo Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng) thì:
Kể lại cái chết thảm của nhà vua, trong sách Đại Nam thực lục có đoạn:
Tin rằng vấn đề Bắc Kỳ chỉ có thể được giải quyết ở Huế, bộ chỉ huy Pháp liền lợi dụng việc hai quan Phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vừa phế truất và bắt giam vua Dục Đức, để dương oai.
Trong khi bộ binh của tướng Bouet bận việc quân ở Bắc Kỳ, tướng Courbet đem hạm đội tới đánh cửa Thuận An ngày 18 tháng 8 năm 1883. Trước sức mạnh của đại bác, triều đình Huế phải đề nghị hưu chiến. Và Tổng ủy François Jules Harmand đã tới Huế để thương lượng và rồi một hòa ước được ký kết ngày 25 tháng 8 năm 1883, dưới thời vua Hiệp Hòa, đó chính là Hòa ước Quý Mùi hay còn gọi là Hòa ước Harmand. Bản hiệp ước này công nhận Pháp có quyền "bảo hộ" trên toàn Việt Nam, Pháp có quyền can thiệp vào các vấn đề về nội trị và ngoại giao của Việt Nam. Trên thực tế, với bản hiệp ước này, Hiệp Hòa đã đầu hàng và trao chủ quyền đất nước cho thực dân Pháp.
Nguyễn Thế Anh viết: Vua Hiệp Hòa lại chủ trương hóa giải. Chính sách đó, được coi là quá nhu nhược, nên bị ép uống thuốc độc chết.[10]
Còn theo sách Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ XIX), thì từ sau Hòa ước Quý Mùi, phong trào chống đối lại sự đầu hàng của triều đình càng thêm rộng khắp. Ấy vậy mà vua Hiệp Hòa còn nghe theo Khâm sứ De Champeaux, cử người ra Bắc để triệu hồi các võ tướng đang trấn giữ ở nơi đó về kinh. Những việc làm mang tính đầu hàng Pháp của nhà vua đã khiến nhiều người thêm phẫn nộ. Tuy cả hai lần đều bị thất bại, các tướng như Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Ngô Tất Ninh... đều không tuân lệnh và đều ở lại để cùng nhân dân tiếp tục kháng Pháp.
Và cũng theo sách trên, ngoài việc loại bớt uy quyền của hai quan phụ chính, như Việt Nam sử lược đã chép, vua Hiệp Hòa còn có những hành động khác nữa, như: cử Tuy Lý vương làm đại diện để giao thiệp thẳng với Tòa Khâm sứ Pháp, tự tiện tiếp De Champeaux tại điện Văn Minh, nghe lời tâu của hai hoàng thân là Hồng Sâm và Hồng Phì[11] định loại trừ ông Tường, ông Thuyết... Chính vì vậy, mà hai ông phụ chính này đã phải gấp rút cho phế và cho bức tử nhà vua, để rồi khi Khâm sứ De Champeaux cho rằng việc Kiến Phúc lên nối ngôi là "trái với Hòa ước Quý Mùi" thì ông Thuyết tuyên bố rằng, "hòa ước" đó hoàn toàn không có giá trị gì, bởi người đứng đầu ra nó là Hiệp Hòa đã không còn nữa![12]