Hip hop

Nhạc hip hop,[1][2] bao gồm cả nhạc rap,[2][3][4] là một thể loại âm nhạctrào lưu văn hóa xuất hiện từ thập niên 1970 tại quận Bronx, New York. Nền văn hóa này xuất thân và phát triển ở những khu ghetto (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hộibăng đảng).

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thập niên 1970, tức 10 năm trước khi được cả thế giới công nhận, dòng nhạc hip hop là sự ca tụng cuộc sống đã từ từ phát triển các nguyên tố của nó để rồi hình thành một hoạt động văn hóa. Nhờ vào nguồn năng lượng và động lực của nó mà hip hop đã trở thành chiếc "chìa khoá" của sự nâng cao và cải cách như một công trình trị giá hàng tỷ đô la[cần dẫn nguồn].

Nguồn gốc cụm từ Hip hop

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai từ "hip hop" có nguồn gốc từ đâu và ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm nếu có sự nhầm lẫn khi nói rằng hai từ đó có nguồn từ Afrika Bambaataa? Khi Bambaataa tổ chức những buổi tiệc tùng, Bam cảm thấy thích tạo ra tên chủ đạo cho những buổi tiệc đó thêm phần thú vị. Một trong những tên chủ đạo mà Bam đã đặt là "The Hip Hop Beeny Bop". Một số người đã dùng nó để làm ứng tấu vì cụm từ "Benny Bop". Và những buổi tiệc sau đó, Starski (một MC hợp tác với Bam) thường mở đầu buổi tiệc bằng những khúc ứng tấu. Starski đã nói câu đại loại như "Welcome to the Hip Hop Beeny Bop! That's right yall, Hip Hop till you don't stop". Vậy thì không còn nghi ngờ gì khi ta gọi MC Starski là người khởi nguồn của hai từ "hip hop". Mặt khác, ta cũng không sai khi nói Africa Bambaataa là người khởi đầu cho hip hop.

Bambaataa khởi nghiệp DJ khi còn rất trẻ, cũng như việc Bam đã tổ chức rất nhiều buổi ăn chơi nhảy múa (xõa) tại South Bronx. Bambaataa. Bam bắt đầu làm việc như một DJ (Bam dùng máy quay đĩa loại nhỏ) vào năm 1970 tại nơi mà người ta gọi là "The Old Center in Bronx River Houses". Đồng thời, Bam cũng làm việc chung với Kool DJ Herc, Tyrone và MC là JoJo, Lovebug Starski, Disco King MarioTex DJ Hollywood suốt nhiều năm trước khi có văn hóa hip hop.

Quá trình hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh và mâu thuẫn trong giới hip hop

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giới hip hop, chuyện hai người đụng độ, xích mích với nhau là chuyện thường gặp. Rapper này "diss" rapper kia một câu, rapper kia trả lời lại một câu, chuyện nhỏ thành chuyện to. Hoặc một rapper nào cảm thấy không đồng ý với rapper kia cũng lại nhắc lên trên lời nhạc. Và chiến tranh giữa các rapper lại bùng nổ.

Điển hình là cuộc chiến giữa Bờ Đông và Bờ Tây (East Coast và West Coast), nơi những sự đụng độ đã ra khỏi ranh giới âm nhạc. Đó cũng là nơi mà hai rapper nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong giới hip hop đã bị ám sát, đó là East Coast's The Notorious B.I.G - Christopher Wallace - còn gọi là Biggie Smalls hay Biggie và West Coast's 2Pac - Tupac Shakur - hay Makaveli.

Trước màn ra mắt kinh điển "The Chronic" của Dr.Dre năm 1992, tuy hip hop bờ Tây đã khá phát triển với sự ra đời của Gangsta Rap, tiêu biểu là nhóm rap đứng thứ 83 trong 100 nghệ sĩ của mọi thời đại - tạp chí Rolling Stone - là N.W.A và sự nổi lên của các rapper miền Tây như Too $hort, Ice-T, Eazy E, Ice Cube (Fat Joe đã nêu tên trong My FoFo diss 50Cent)... Vì vậy người ta nói Gangsta Rap xuất xứ, khởi nguồn từ bờ Tây và những rapper đến từ miền Tây nước Mỹ và cả những rapper chơi Gangsta Rap thực thụ trên khắp thế giới thường hay giơ bàn tay hình chữ W như một sự biểu trưng đặc thù. Nhưng chiếm lĩnh loa đài vẫn là hip hop bờ Đông. Tuy nhiên, các nghệ sĩ miền Tây kể trên đang ngày một thu hút sự chú ý của người nghe. Người ta cho rằng khởi đầu mâu thuẫn Đông-Tây (EastSide-Westside) bắt đầu vào năm 1991 khi rapper miền Đông Tim Dog ra đĩa đơn "Fuck Compton" hướng vào N.W.A và các nghệ sĩ Compton khác, bao gồm cả DJ Quik. Tuy N.W.A không chính thức có phản ứng gì, nhưng rapper từ Long Beach là Snoop Dogg đã có lời đáp trả trong bài "Fuck With Dre Day" cùng Dr.Dre. Năm 1992, dưới nhãn hiệu Death Row của mình và Suge Knight, Dre ra mắt "The Chronic", khai sinh dòng nhạc hip hop mới là G-Funk - Gangsta Funk - thì hip hop Bờ Tây mới chính thức trở thành một đối thủ của Bờ Đông với sự phát triển thành công cực nhanh của Death Row Records. Thành công đó càng lớn với màn ra mắt G-Funk kinh điển "Doggystyle" của Snoop Doggy Dogg năm 1993. Nhạc hip hop Bờ Tây hoàn toàn chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông, đặc biệt với rapper huyền thoại 2Pac - người có những bài hát nói lên thực trạng xã hội, tình trạng phân biệt chủng tộc và đả kích các nhà cầm quyền.

Death Row với Bad Boy: Suge Knight với Puff Daddy

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, Sean "Puff Daddy" Combs - bây giờ chính là P.Diddy - thành lập hãng đĩa Bad Boy Records, giới thiệu gương mặt mới chính là The Notorious B.I.G huyền thoại với bài ra mắt "Ready To Die" vô cùng thành công, tạo nên thế đối trọng với 2Pac của miền Tây. Năm 1995 tại lễ trao giải của Source, Suge Knight đã khích Puff Daddy với tuyên bố, đại ý rằng Death Row mới là nơi các tài năng "không muốn lo về việc nhà sản xuất lúc nào cũng cố xuất hiện trong video của mình" nên tìm đến. Căng thẳng lên cao khi bạn thân của Suge bị bắn chết, Suge buộc tội Puff Daddy có dính líu tới vụ án này. Cùng năm, Suge đã trả 1,4 triệu đô-la bảo lãnh và thu nhận 2Pac - người cáo buộc Biggie và Bad Boy Records biết mà không cảnh báo mình về vụ bị cướp và bắn ngày 30 tháng 11 năm 1994.

2Pac với The Notorious B.I.G (Biggie)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ cướp và bắn kể trên, hai người bạn thân từ trung học 2Pac và Biggie đã đối đầu nhau. Cả hai cho ra một loạt ca khúc đả kích nhau, mở đầu là ca khúc được coi là bài hát đả kích hay nhất mọi thời đại - "Hit Em Up" của 2Pac hát cùng với Outlawz, Biggie đã đáp trả bằng "Who shot ya?" sau đó. Đỉnh điểm của cuộc đối đầu này là cái chết của 2Pac ngày 7 tháng 9 năm 1996 bởi một vụ xả súng bất ngờ vào Biggie ngày 9 tháng 3 năm 1997 trong một tình huống tương tự.

Các nghệ sĩ trung lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghệ sĩ này luôn cố gắng xoa dịu mâu thuẫn hai miền.

  • Thứ nhất là Puff Daddy, tuy là trung tâm của sự đả kích của Pac và Suge nhưng Sean chỉ đáp trả bằng việc gọi các nghệ sĩ đối đầu là "những kẻ ghen ghét" với thành công của mình, trong khi không cho các nghệ sĩ của Bad Boy đáp trả trong các bài hát.
  • Thứ hai là Dr.Dre. Dre luôn cố gắng hòa giải mâu thuẫn hai miền bằng việc hợp tác, hát cùng các nghệ sĩ miền Đông như Nas. Năm 1996, Dre cùng các nghệ sĩ miền Đông như KRS-One, RBX, B-Real, Nas ra bài hát chống cuộc xung đột này là "West Coast East Coast Killas".

Đối đầu kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cái chết của hai huyền thoại 2Pac và The Notorious B.I.G, mâu thuẫn Bờ Đông - Bờ Tây coi như được hòa giải. Trước khi Pac chết, một số dấu hiệu bình thường hóa cũng đã xuất hiện, tiêu biểu là việc Nas và Pac đã gặp nhau sau buổi trao giải của MTV tại New York, Pac sẽ bỏ những lời xúc phạm Nas trong album sắp ra của mình nếu như Nas làm điều tương tự, không xúc phạm mình nữa.

Hậu mâu thuẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đối đầu này là cuộc đối đầu lớn nhất trong lịch sử âm nhạc nói chung và trong giới âm nhạc hip hop nói riêng. Hậu quả là thế giới mất đi hai huyền thoại lớn. Sau khi Pac chết, các thành viên Death Row, đi đầu là Dre và Snoop Dogg, lần lượt bỏ công ty do mâu thuẫn trước đó. Suge Knight dính líu thêm vào vụ kiện của bà Afeni Shakur - mẹ của 2Pac - trong khi vẫn đang bị án treo, khiến Death Row chao đảo và cuối cùng sụp đổ. Nhạc hip hop Bờ Tây mất vị trí thống trị của mình và dần dần bị hip hop Bờ Đông áp đảo hoàn toàn, ít được nói đến nữa. Bad Boy Records tuy không chịu hậu quả lớn như Death Row nhưng cũng yếu thế đi nhiều.

Năm 1999, tại lễ trao giải MTV, mẹ của hai huyền thoại đã qua đời 2Pac và Biggie là bà Afeni Shakur và bà Voletta Wallace đã gặp gỡ, xóa bỏ mâu thuẫn giữa hai rapper khi sinh thời, đồng thời cùng hợp tác điều tra cái chết của hai rapper.

Vụ án về cái chết của 2Pac và The Notorious B.I.G cho đến nay vẫn chưa có lời giải.

Các nghệ sĩ liên quan trong cuộc đối đầu Đông-Tây

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các nghệ sĩ miền Đông: The Notorious B.I.G, Junior M.A.F.I.A, Mobb Deep, Nas, Jay-Z, Chino XL, DMX, Masta Ace, Tim Dog, Common, Luke, Capone-N-Noreaga, De La Soul, Black Sheep, Ced-G, Kool Keith.
  • Các nghệ sĩ miền Tây: 2Pac, Suge Knight (CEO của Death Row), Tha Outlawz, Kurupt, Tha Dogg Pound, Snoop Doggy Dogg, DJ Quik, Compton's Most Wanted, Ice Cube, Westside Connection, Tweedy Bird Loc.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi du nhập vào Việt Nam, những trận beef cũng có nhưng với quy mô nhỏ. Những trận đấu lớn có thể kể đến như:

  • Beef Nam Bắc 2013
  • Beef Nam Bắc 2018
  • Beef Nam Bắc 2020

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • David Toop (1984/1991). Rap Attack II: African Rap To Global Hip Hop. New York. New York: Serpent's Tail. ISBN 1-85242-243-2.
  • McLeod, Kembrew. Interview with Chuck DHank Shocklee. 2002. Stay Free Magazine.
  • Corvino, Daniel and Livernoche, Shawn (2000). A Brief History of Rhyme and Bass: Growing Up With Hip Hop. Tinicum, PA: Xlibris Corporation/The Lightning Source, Inc. ISBN 1-4010-2851-9
  • Chang, Jeff. "Can't Stop Won't Stop".
  • Rose, Tricia (1994). "Black Noise". Middletown, Connecticut: Wesleyan University Press. ISBN 0-8195-6275-0
  • Potter, Russell (1995) Spectacular Vernaculars: Hip-Hop and the Politics of Postmodernism. Albany: SUNY Press. ISBN 0-7914-2626-2
  • Light, Alan (ed). (1999). The VIBE History of Hip-Hop. New York: Three Rivers Press. ISBN 0-609-80503-7
  • George, Nelson (2000, rev. 2005). Hip-Hop America. New York: Penguin Books. ISBN 0-14-028022-7
  • Fricke, Jim and Ahearn, Charlie (eds). (2002). Yes Yes Y'All: The Experience Music Project Oral History of Hip Hop's First Decade. New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-81184-7
  • Kitwana, Bakar (2004). The State of Hip-Hop Generation: how hip-hop's culture movement is evolving into political power. Truy cập 4 tháng 12 năm 2006. From Ohio Link Database

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merriam-Webster Dictionary entry on hip-hop, retrieved from merriam-webster.com: A subculture especially of inner-city black youths who are typically devotees of rap music; the stylized rhythmic music that commonly accompanies rap; also rap together with this music.
  2. ^ a b Encyclopædia Britannica article on rap, retrieved from britannica.com: Rap, musical style in which rhythmic and/or rhyming speech is chanted ("rapped") to musical accompaniment. This backing music, which can include digital sampling (music and sounds extracted from other recordings by a DJ), is also called hip-hop, the name used to refer to a broader cultural movement that includes rap, deejaying (turntable manipulation), graffiti painting, and break dancing.
  3. ^ AllMusic article for rap, retrieved from AllMusic.com Lưu trữ 2010-10-13 tại Wayback Machine
  4. ^ Harvard Dictionary of Music article for rap, retrieved from CredoReference

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Phân biệt Dũng Giả, Anh Hùng và Dũng Sĩ trong Tensura
Về cơ bản, Quả Trứng Dũng Giả cũng tương tự Hạt Giống Ma Vương, còn Chân Dũng Giả ngang với Chân Ma Vương.
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
Money Heist 5 Vol.2: Chương kết hoàn hảo cho một hành trình
REVIEW MONEY HEIST 5 Vol.2: CHƯƠNG KẾT HOÀN HẢO CHO MỘT HÀNH TRÌNH
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống