Hoàng Bính

Hoàng Bính
黃柄
Thông tin cá nhân
Sinh1857
Mất1900
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Hoàng Hữu Xứng
Anh chị em
Hoàng Hoàn
Nghề nghiệpquan viên
Quốc tịchnhà Nguyễn

Hoàng Bính (chữ Hán: 黃柄; 1857-1900) là một danh sĩ Việt Nam. Ông là Đình nguyên Hoàng giáp khoa thi Kỷ Sửu 1889, triều vua Thành Thái.

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông còn có tên là Hoàng Hữu Bính hay Hoàng Hữu Tiếp,[1] sinh năm Định Tỵ 1857, người Bích Khê, tổng Bích La, huyện Thuận Xương, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Thân phụ ông là Hiệp biện đại học sĩ Hoàng Hữu Xứng, một trọng thần dưới triều vua Tự Đức.

Do giáo dục của thân phụ, ông thụ đắc nền học vấn Nho giáo, nổi danh một thời với tài học và bút thiếp sinh động như rồng bay phượng múa. Năm 1879, ông đỗ Cử nhân xuất thân khoa thi năm Kỷ Mão, triều vua Tự Đức. Do có thân phậm Ấm sinh, sau khi đỗ Cử nhân, ông được bổ làm Giáo thụ lĩnh chức Huấn đạo ở phủ Triệu Phong. Khi phong trào Cần Vương nổ ra, ông cùng thông gia là Cử nhân Lê Thế Vỹ, người làng Tường Vân (phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), cùng viết Hịch cổ vũ cho phong trào và lãnh đạo các nhân sĩ yêu nước.[2] Ông cũng là thủ lĩnh của Vườn đào tụ nghĩa ở Bích Khê, quy tụ các danh sĩ ủng hộ cho phong trào Văn thân, là một trong 6 Vườn đào tụ nghĩa ở Quảng Trị. Thủ lĩnh Vườn đào Mai Xá, Tú tài Trương Quang Cung cũng là một là một thông gia với ông.[3]

Tuy nhiên, thời cuộc đổi thay, trước sự đàn áp của thực dân Pháp, các phong trào Cần Vương, Văn thân lần lượt tan rã. Chán nản, ông tìm vui trong đèn sách. Năm 1889, ông vào thi Hội đỗ Tiến sĩ khoa thi Kỷ Sửu. Vào Đình thí, ông cùng các 14 Tiến sĩ khoa thi Kỷ Sửu cùng thi chung với 8 Tiến sĩ khoa thi năm Ất Dậu được đặc cách vào thi (vốn bị gián đoạn do Sự biến Kinh thành), cả thảy 23 người.[4] Khi truyền lô phân hạng, ông xếp đầu Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (còn gọi là Đình nguyên Hoàng giáp). Khi đó, ông mới 33 tuổi, một trong số 5 tiến sĩ trẻ nhất của khoa thi này.[5] Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong triều vua Thành Thái, cũng là vào năm đầu tiên ông vua này trị vì.[6].[7]

Khi biết tin ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp, Hội nguyên Nguyễn Thượng Hiền[8] có tặng ông 2 câu đối:

喜聞舊雨逢春早
誰向青山得月多
Phân âm Hán Việt
Hỷ văn cựu vũ phùng xuân tảo
Thùy hướng thanh sơn đắc nguyệt đa
Tạm dịch
Mừng nghe mưa cũ gặp xuân sớm
Ai dõi non xanh ánh nguyệt tràn[9]

Sau khi đỗ Tiến sĩ, năm 1891, ông được triều đình bổ làm Tri phủ Tuy An, tỉnh Bình Định. Thời gian làm quan, ông nhiều lần tỏ ra thái độ chống đối với quan viên người Pháp. Chỉ được một năm, ông quyết định treo ấn từ quan. Tuy vậy, đến năm 1893, ông lại được triều đình tái bổ làm Kiểm đốc sở Tu thư và thăng hàm Thị độc học sĩ. Năm 1897, ông được cử làm giám khảo trường thi Hương tỉnh Hà Nam. Đến năm 1898, chán chường hoạn lộ, ông xin nghỉ hưu, về quê quán Bích Khê, Quảng Trị mở lớp dạy học. Sĩ tử các tỉnh về theo học ông rất đông và có nhiều người đỗ đạt.

Năm 1900, ông lại được triều đình mời ra làm giám khảo trường thi Hương Bình Định và được thăng Hồng lô Tự khanh, bổ sung làm Toản tu Quốc sử quán và được Từ Dụ Thái hậu thưởng "Kim Khánh bội tinh". Tuy nhiên, không lâu sau, ông bị bạo bệnh và qua đời, hưởng dương 43 tuổi.

Sau khi ông qua đời, triều đình truy tặng ông hàm Quang lộc Tự khanh. Đám tang ông được tổ chức rất trọng thể tại quê nhà, có rất đông học trò cũ đang làm quan tại triều về dự và một số trực tiếp khiêng linh cữu thầy từ nhà ra đến tận huyệt.

Hiện nay, lăng mộ ông vẫn được bảo tồn ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Lúc sinh thời, ông là người thủ cựu và cực đoan, rất ghét những gì có liên quan đến phương Tây, cực đoan đến độ chối từ cả chích thuốc khi đau ốm, chụp hình chân dung. Vì vậy, về sau không lưu lại được chân dung một thời.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Xuân An, Hoàng Hữu Xứng (1831-1905), Hành trạng biên niên. 2011.
  2. ^ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị. tr. 42, tập 1.
  3. ^ Non Mai sông Hãn. Sở VHTT Quảng Trị phát hành năm 1999.
  4. ^ Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên.
  5. ^ Trong khoa thi này, người trẻ nhất là Tôn Thất Lãnh, 29 tuổi.
  6. ^ “Viện nghiên cứu Hán nôm”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập 14 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ Khoa thi này có 23 tiến sĩ vào thi, lấy 2 Hoàng giáp, 10 Đồng tiến sĩ và 10 Phó bảng. Duy nhất Tiến sĩ Đàm Thận Bình bị đánh hỏng không vào được Phó bảng do lỗi "văn bất cập phân".
  8. ^ Nguyễn Thượng Hiền đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa thi Ất Dậu 1885, nhưng vì thời cuộc nên mãi đến năm 1892 mới vào thi Đình và đậu Hoàng giáp.
  9. ^ Nguyễn Tiến Đoàn - Nguyễn Thanh, Câu đối của Nguyễn Thượng Hiền. Tạp chí Hán Nôm, Số 3(100) 2010; Tr. 58-64.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc