Hoàng Lân

Hoàng Lân
Sinh18 tháng 6, 1942 (82 tuổi)[1]
Thị xã Sơn Tây
Quốc tịch Việt Nam
Trường lớp
Sự nghiệp khoa học
NgànhÂm nhạc
Nơi công tác

Hoàng Lân (sinh năm 1942) là nhạc sĩ người Việt Nam. Ông cùng người anh em sinh đôi Hoàng Long trở thành một cặp nhạc sĩ quen thuộc với người yêu nhạc Việt Nam. Hai ông đã được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2012

Hoàng Lân bắt đầu sáng tác từ năm 1957. Ông tốt nghiệp môn sáng tác và lý luận tại Nhạc viện Hà Nội. Sau đó, nhạc sĩ đi tu nghiệp tại Viện Sư phạm âm nhạc Zoltán KodályHungary. Ông tham gia giảng dạy tại Cao đẳng Nhạc Họa Trung ương, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, nơi ông trở thành Hiệu trưởng của trường.

Phong cách sáng tác[1][2]

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, người nghe thường gắn Hoàng Lân và Hoàng Long tạo thành một liên danh hai nhạc sĩ trong nhiều tác phẩm, nhưng sau đó tên của hai người được tách ra. Về phong cách âm nhạc, cũng giống người anh em song sinh, Hoàng Lân sáng tác âm nhạc của sự trong sáng, giản dị, và các tác phẩm của ông dễ phổ biến tới mọi người.

Các tác phẩm[1][2]

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Lân viết nhiều ca khúc, chủ yếu cho thiếu nhi. Các bài hát được tập hợp trong:

Ngoài ra, Hoàng Lân còn sáng tác nhạc cảnh, hợp xướng, nhạc cho phim hoạt hình, múa, múa rối và các tác phẩm khí nhạc.

Một số ca khúc tiêu biểu:

  • - Em đi thăm Miền Nam (1959)
  • - Cô giáo vùng cao (1960)
  • - Nếu bạn muốn tìm tôi (1961)
  • - Chiều Hội An
  • - Hướng lên Bác Hồ học chăm làm giỏi (1960)
  • - Đi học về (1961)
  • - Lái xe hơi (1961)
  • - Em lên bốn (Lời: Nhược Thủy) (1962)
  • - Tôi là thỏ trắng (1969)
  • - Bác Hồ - Người cho em tất cả (1975)
  • - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978)
  • - Tổ quốc nhớ ơn các anh (1978)
  • - Mùa hè ước mong (1979)
  • - Mèo con đi học (lời: theo Tập đọc 1 cũ) (1979)
  • - Cùng múa hát dưới trăng (lời: theo Tập đọc 1 cũ) (1979)
  • - Bạn thích nhất con chim gì ? (1980)
  • - Thật là hay (1982)
  • - Bác đưa thư vui tính (1982)
  • - Con vịt bầu (1982)
  • - Đàn cá dưới chân nhà sàn (1983)
  • - Mùa xuân của em (thơ: Trần Nguyên Đào) (1983)
  • - Chào mùa hè sang (1984)
  • - Ngọn cờ hòa bình (1985)
  • - Chúng em cần hòa bình (1986)
  • - Hát ở trại hè quốc tế (thơ: Định Hải) (1987)
  • - Quê hương những cánh cò (1992)
  • - Bóng dáng một ngôi trường

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d http://baicadicungnamthang.net/nhac-si/hoang-lan-2
  2. ^ a b c Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 141

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyện mới kể về hai nhạc sĩ Hoàng Long-Hoàng Lân

Hoàng Long - Hoàng Lân

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Valentine đen 14/4 - Đặc quyền bí mật khi em chưa thuộc về ai
Giống như chocolate, những món ăn của Valentine Đen đều mang vị đắng và ngọt hậu. Hóa ra, hương vị tình nhân và hương vị tự do đâu có khác nhau nhiều
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.