Hoàng Sâm

Hoàng Sâm
Thiếu tướng Hoàng Sâm và Đại tướng Văn Tiến Dũng
Biệt danhHoàng Sâm, Trần Sơn Hùng
Sinh1915
Tuyên Hóa, Quảng Bình, Liên bang Đông Dương
Mất15 tháng 12, 1968(1968-12-15) (52–53 tuổi)
Quảng Trị, Việt Nam Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1944–1968
Cấp bậc
Chỉ huy Việt Minh
Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnThế chiến II
Kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ
Tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Chiến thắng hạng nhất
Huân chương Kháng chiến hạng nhất
Công việc khácĐội trưởng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Ủy viên Ủy ban Chỉ huy Lâm thời Khu Giải phóng Việt Bắc
Phái viên Bộ Quốc phòng

Hoàng Sâm (19151968) là Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, và là đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Ông tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 12 tuổi, ông đã được chọn sang Thái Lan học tập, được kết nạp vào Đội Thiếu niên tiền phong. Thời kỳ ở Thái Lan, ông được Hồ Chí Minh chọn làm người liên lạc với bí danh Thầu Chín.
  • Năm 1933 Hoàng Sâm gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Sau đó, ông sang Trung Quốc rồi trở về Cao Bằng, tham gia Tỉnh ủy Cao Bằng.
  • Năm 1938, ông tham gia đội du kích kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động dọc biên giới Việt-Trung.
  • Cuối năm 1940, Hoàng Sâm được cử đi dự lớp huấn luyện cán bộ do Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên GiápVũ Anh mở ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Lúc này, ông là Tỉnh ủy viên tỉnh Cao-Bắc-Lạng (Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn).
  • Tháng 11 năm 1941, khi tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên của Cao Bằng gồm 12 người được thành lập, ông được cử làm Tiểu đội phó.
  • Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng (lúc đó ông Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên). Ông đã chỉ huy đội đánh các đồn Phai Khắt, Nà Ngần. Sau những chiến thắng đầu tiên này, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân phát triển thành một đại đội gồm ba trung đội và Hoàng Sâm được cử làm đại đội trưởng. Thời gian sau, đội phát triển thành chi đội (tức tiểu đoàn), Hoàng Sâm trở thành Chi đội trưởng Giải phóng quân.
  • Trong kháng chiến chống Pháp, ông được cử làm Khu trưởng Liên khu 2 (kế nhiệm ông Văn Tiến Dũng), Khu trưởng Liên khu 3 (1946-1950), Chỉ huy mặt trận Tây Tiến[1]. Ngày 1 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 111/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông (cùng đợt phong với 8 Thiếu tướng khác).
  • Năm 1953, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn (sư đoàn) 304. Ông từng làm chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào, tham gia giải phóng thị xã Thà Khẹt. Sau đó ông được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320.
  • Năm 1955 ông tham gia tiếp quản Hải phòng, được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính.[2]
  • Tháng 6/1957 ông làm Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn.
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Tư lệnh Quân khu 3, Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn, Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên
  • Năm 1963, ông được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng.
  • Ông hy sinh ngày 15 tháng 12 năm 1968 trong một trận rải bom B52 oanh tạc của Mỹ tại chiến trường Trị-Thiên, khi mới 53 tuổi. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Ông đã có 41 năm liên tục công tác và chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1999. Tên của ông được UBND TP Hà nội đặt cho một con đường ở quận Cầu Giấy và UBND tỉnh Quảng Bình đặt cho một con đường ở phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới.

  1. ^ “Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ “Hệ thống thông tin VBQPPL”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Theo lời Guy Crimson, ban đầu Verudanava có 7 kĩ năng tối thượng được gọi là "Mĩ Đức"
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo