Huỳnh Đình Điển

Huỳnh Đình Điển, không rõ năm sinh năm mất, là một chí sĩ và một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng thời cận đại. Ông là một thành viên của Phong trào Minh Tân và là một trong những người tổ chức đám tang Phan Chu Trinh tại Sài Gòn năm 1925.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi năm sinh hay năm mất của ông. Chỉ biết ông là người làng Thành phố[1], tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay thuộc Thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Phan, ông là con ông Huỳnh Đình Nguơn[2], một địa chủ giàu có nhất nhì xứ Gò Công, từng làm Tri huyện cho chính quyền thực dân, qua đời năm 1892. Bà ngoại ông là bà Trần Thị Sanh, vợ thứ của Trương Định[3], đồng thời cũng là một trong những phú hộ của đất Nam Kỳ. Tuy nhiên, theo tờ "Tương phân gia sản" lập năm 1897 của bà Dương Thị Hương, con riêng của bà Sanh và là vợ ông Nguơn, lại không nhắc đến tên ông Huỳnh Đình Điển.

Không rõ thời thơ ấu và học vấn của Huỳnh Đình Điển thế nào, tuy nhiên, với điều kiện gia đình, có lẽ ông đã có một sự giáo dục khá về Tây học, biểu hiện ở công việc thông ngôn ở Trung Kỳ[3] thời trai trẻ và kiến thức thuộc da của ông lúc kinh doanh ở Nam Kỳ[4].

Hoạt động cho hội Minh Tân

[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ ông bỏ việc thông ngôn và về Nam Kỳ từ khi nào, nhưng vào đầu thập niên 1900, ông đã xuất vốn xây dựng và kinh doanh khách sạn ở Mỹ Tho, được xem là người kinh doanh khách sạn đầu tiên ở Tiền Giang[5].

Ban đầu, khách sạn có tên là Nam Kỳ lữ điếm, gồm 15 căn, kéo dài từ đầu đường Trần Văn Trân[6] đến đầu đường D’Ariès[7], đối diện khu vực ga xe lửa và bến tàu lục tỉnh[8]. Đầu năm 1908, ông đã cho Trần Chánh Chiếu mượn khách sạn để làm nơi liên lạc, hội họp, diễn thuyết, phân phát tài liệu, tuyên truyền và làm cơ sở kinh tài cho Phong trào Minh Tân, đổi tên thành Minh Tân khách sạn; có lúc Trần Chánh Chiếu trực tiếp quản lý, có lúc ông giao cho Nguyễn Minh Triết (Cả Trận) hay Nguyễn Chánh Sắt quản lý.

Đồng thời, ông còn tham gia thành lập "Nam Kỳ Minh Tân công nghệ" có trụ sở đặt tại khách sạn Minh Tân. Đây là công ty cổ phần, có vốn cố định lên đến 1.000 đồng Đông Dương, tương đương 25.000 francs, với mục đích như đã ghi trong Điều lệ là: "1. Lập lò nghệ tại Nam kỳ, lò chỉ, lò dệt, lò savon (xà bông), thuộc da và pha ly,v.v...2. Dạy con nít An Nam học nghề ấy"; nhưng thực chất là nhằm cạnh tranh với tư bản Pháp và tư bản Hoa Kiều, phát triển tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, giáo dục hướng về thực nghiệp, khẳng định vị trí kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam.

Do hoạt động của hội Minh Tân, chính quyền thực dân bắt đầu theo dõi và chú ý đến hoạt động của khách sạn Minh Tân. Kể từ ngày 6 tháng 8 năm 1908, Huỳnh Đình Điển thay Trần Chánh Chiếu trực tiếp quản lý khách sạn. Tin dó được đưa lên báo để chính quyền thực dân bớt nghi ngờ. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1908, thực dân Pháp bắt Trần Chánh Chiếu tại Sài Gòn cùng 91 người khác đưa về Mỹ Tho. Khách sạn Minh Tân cũng bị khám xét nhưng chính quyền không tìm được bằng chứng buộc tội chống chính quyền.

Huỳnh Đình Điển từ khi trực tiếp quản lý Minh Tân khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động chính trị, hỗ trợ các hội viên Minh Tân. Tháng 8 năm 1910, khi Phan Chu Trinh bị kết án quản thúc tại Mỹ Tho, cụ Phan đã được ông đưa về cư ngụ tại khách sạn Minh Tân. Tháng 2 năm 1913, Cường Để từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho bí mật liên lạc với Huỳnh Đình Điển. Lúc bấy giờ Minh Tân khách sạn đã trở lại tên cũ của nó là Nam Kỳ lữ điếm.

Cuối năm 1908, phong trào Minh Tân bị chính quyền thực dân Pháp gây khó dễ, ông chuyển một số hoạt động kinh doanh lên Sài Gòn. Vương Hồng Sển từng mô tả lại tài thuộc da và sự giàu có của Huỳnh Đình Điển khi thống trị cả dãy phố Pellerin (nay là đường Pasteur)[4]. Tại đây, ông còn cho xây dựng khách sạn Bá Huê Lầu nổi tiếng Sài Gòn thời bấy giờ[9]. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Ngô Văn Chiêu, Phan Chu Trinh... từng ngụ tại đây. Nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng nhiều lần nhắc đến Bá Huê Lầu trong tác phẩm của mình.[10]

Bên cạnh đó, ông còn tham gia hội kín Thanh niên cao vọng do Nguyễn An Ninh thành lập; đặc biệt, ông đã đóng góp tiền bạc cho sự ra đời và hoạt động của tờ báo Chuông Rè (La Cloche Fêlée).[11]

Tổ chức đám tang Phan Chu Trinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1925, chí sĩ Phan Chu Trinh trở về nước. Ông được các hội viên Minh Tân bố trí cư ngụ tại Chiêu Nam Lầu, số 49 đường Kinh Lấp, Sài Gòn. Sau đó, do sức khỏe yếu, ông về Quán Tre để tiện việc chăm sóc sức khỏe cũng như giảm bớt sự chú ý của chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, được sự sắp xếp của Huỳnh Đình Điển và Nguyễn An Ninh, ông có hai buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn về "Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa" và "Đạo đức và luân lý Đông Tây".

Tối 24 tháng 3 năm 1926, Phan Chu Trinh qua đời. Các hội viên Minh Tân đưa thi hài cụ Phan về Bá Huê Lầu, tổ chức một lễ tang trọng thể và quàn suốt 10 ngày "... để cho đồng bào ai cũng được đến viếng cụ". Và "...suốt hơn 10 ngày đó dòng người không ngớt, hương trầm nghi ngút".[12]

Do sự vận động của Huỳnh Đình Điển, cụ Phan được an táng tại nghĩa trang Hội Tương tế Gò Công tọa lạc tại Tân Sơn Nhất.

Sau sự kiện lễ tang Phan Chu Trinh, các tài liệu không ghi chép các hoạt động sau này của Huỳnh Đình Điển. Không rõ ông mất năm nào, nhưng một bài báo của Phan Khôi đăng trên báo Trung Lập ngày 27 tháng 8 năm 1930, có nhắc đến ông nhân việc Hội đồng thành phố Sài Gòn dự định đặt tên đường.[14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyên trước là 2 làng Thuận Ngãi và Thuận Tắc, mãi đến năm 1882, người Pháp sáp nhập lại thành làng Thành phố. Rất có khả năng ông Điển là người làng Thuận Ngãi.
  2. ^ Đúng âm Hán Việt phải đọc tên ông là Hoàng Đình Nguyên (黃停原), do biến âm của người Nam Kỳ xưa mà trại thành Huỳnh Đình Nguơn. Một số tài liệu chép tên ông thành Ngươn hay Nguồn.
  3. ^ a b Nguyễn Ngọc Phan, Minh Tân khách sạn
  4. ^ a b Vương Hồng Sển, Sài Gòn Tạp pí lù.
  5. ^ “Huỳnh Đình Điển - người kinh doanh khách sạn đầu tiên ở Tiền Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ Nay là đường Huyện Toại.
  7. ^ Nay là đường Lê Lợi.
  8. ^ Nay là khu vực Công viên Thủ Khoa Huân, phường 1, thành phố Mỹ Tho.
  9. ^ Nay là số 54 Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. ^ Hồ Biểu Chánh, Vì Nghĩa, Vì Tình.
  11. ^ “Huỳnh Đình Điển - Một nhân sĩ yêu nước ở Gò Công”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2011.
  12. ^ Nguyễn Thị Minh, Nguyễn An Ninh – "Tôi chỉ làm cơn gió thổi"
  13. ^ Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001-2003.
  14. ^ Thông Reo, "Bên này không có ông Huỳnh Đình Điển", Trung lập, Sài Gòn, s.6231, ngày 27 tháng 8 năm 1930.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Pink Pub ♡ Take me back to the night we met ♡
Đã bao giờ bạn say mà còn ra gió trong tình trạng kiệt sức nhưng lại được dựa vào bờ vai thật an toàn mà thật thơm chưa?