IntelliJ IDEA

IntelliJ IDEA
Phát triển bởiJetBrains
Phiên bản ổn định
2024.3 / 13 tháng 11 năm 2024; 7 ngày trước (2024-11-13)[1]
Viết bằngJava
Hệ điều hànhWindows, macOS, Linux
Thể loạiJava IDE
Giấy phép
Websitewww.jetbrains.com/idea/
Trạng tháiĐang hoạt động

IntelliJ IDEA là một IDE Java để phát triển các phần mềm máy tính. Ứng dụng được phát triển bởi JetBrains (trước đây gọi là IntelliJ), với giấy phép Apache 2 cho phiên bản cộng đồng,[2] và một phiên bản thương mại độc quyền. Cả hai có thể được sử dụng cho phát triển thương mại.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản đầu tiên của IntelliJ IDEA được phát hành vào tháng 1/2001, và là một trong những IDE Java có sẵn đầu tiên với khả năng điều hướng mã và cải tiến mã nguồn được tích hợp.[4][5]

Tuy nhiên,năm 2010 Infoworld báo cáo, IntelliJ đã nhận được điểm trung bình kiểm tra thấp nhất vì tồn tại nhiều lỗi trong số bốn công cụ lập trình Java hàng đầu: Eclipse, IntelliJ IDEA, NetBeansJDeveloper.[6]

Tháng 12 năm 2014, Google giới thiêu phiên bản Android Studio 1.0, một IDE nguồn mở cho các ứng dụng Android, dựa trên phiên bản cộng đồng nguồn mở của IntelliJ IDEA.[7] Các môi trường phát triển khác dựa trên framework của IntelliJ bao gồm AppCode, CLion, PhpStorm, PyCharm, RubyMine, WebStormMPS.[8]

Yêu cầu hệ thống[9]

[sửa | sửa mã nguồn]
Windows macOS Linux
Phiên bản OS Windows 10/8/7 x64 macOS 10.8 hoặc mới hơn GNOME hoặc KDE
RAM Tối thiểu 1 GB; đề xuất 4 GB hoặc hơn cho phát triển Android và phần mềm thương mại.
Ổ cứng 300 MB ổ cứng trống + ít nhất 1 GB cho bộ nhớ cache
Phiên bản JDK JDK 1.8 từ 2016.[10]
Screen resolution Độ phân giải màn hình tối thiểu 1024 × 768

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản 2019.1 bao gồm hỗ trợ cho Java 9 sắp tới, một thiết kế UI cho phát triển ứng dụng Android, Play 2.0Scala.

Hỗ trợ mã hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

IDE cung cấp các tính năng nhất định[11] như hoàn thành mã bằng cách phân tích ngữ cảnh, điều hướng mã cho phép nhảy vào một lớp hoặc khai báo trong mã trực tiếp, tái cấu trúc mã và các tùy chọn để sửa các mâu thuẫn thông qua các đề xuất.

Công cụ tích hợp và kết hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

IDE tích hợp sẵn[11] các công cụ build/đóng gói như grunt, bower, gradle, và SBT. Nó hỗ trợ các hệ thống kiểm soát phiên bản như Git, Mercurial, Perforce, và SVN. Các cơ sở dữ liệu như Microsoft SQL Server, ORACLE, PostgreSQL, và MySQL có thể được truy cập trực tiếp từ IDE.

Hệ sinh thái Plugin

[sửa | sửa mã nguồn]

IntelliJ hỗ trợ các plugin thông qua đó người ta có thể thêm chức năng bổ sung cho IDE. Có thể tải xuống và cài đặt các plugin từ trang web của kho lưu trữ plugin của IntelliJ hoặc thông qua tính năng cài đặt và tìm kiếm plugin sẵn có của IDE. Hiện tại, phiên bản IntelliJ IDEA Community có 1495[12] plugins, trong khi bản Ultimate có 1626[13]. Những con số này nhỏ hơn nhiều so với các trình soạn thảo như Atom, có hơn 7000 packages (về cơ bản là các plugin). Tuy nhiên, một số tính năng được bao gồm theo mặc định trong IntelliJ chỉ có thể được thêm vào Atom bằng cách cài đặt các packages. Ví dụ, linting được tích hợp vào IntelliJ, và nó có thể được cài đặt trong Atom, theo ngôn ngữ lập trình, với nhiều gói khác nhau.

Ngôn ngữ hỗ trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai bản Community và Ultimate khác nhau trong hỗ trợ của chúng cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau như được hiển thị trong bảng sau.[14] Hỗ trợ trên cả hai bản Community và Ultimate Edition:

  • Java
  • CloudSlang (thông qua plugin riêng biệt)
  • Clojure (thông qua plugin riêng biệt)
  • Dart (thông qua plugin riêng biệt)
  • Erlang (thông qua plugin riêng biệt)
  • Go (thông qua plugin riêng biệt)
  • Gosu (thông qua plugin riêng biệt)
  • Groovy
  • Haxe (thông qua plugin riêng biệt)
  • Perl (thông qua plugin riêng biệt)
  • Rust (thông qua plugin riêng biệt)
  • Scala (thông qua plugin riêng biệt)
  • XML/XSL
  • Kotlin
  • Haskell (thông qua plugin riêng biệt)[15]
  • Lua (thông qua plugin riêng biệt)[16]
  • Python (thông qua plugin riêng biệt)[17][18]
  • Julia (thông qua plugin riêng biệt)[19]

Chỉ hỗ trợ trên bản Ultimate Edition:

Công nghệ và framework

[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗ trợ trong cả hai bản Community và Ultimate Edition:

Chỉ hỗ trợ trong bản Ultimate Edition:[14]

Có một plugin miễn phí từ Atlassian cho IntelliJ có sẵn để tích hợp với JIRA,[21] Bamboo, Crucible và FishEye. Tuy nhiên, phần mềm có tên IDE-Connector đã ngừng hoạt động vào ngày 1/6/2015.[22]

Phiên bản phần mềm và kiểm soát sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai phiên bản khác nhau được họ hỗ trợ[14] cho phiên bản phần mềm và hệ thống kiểm soát sửa đổi.

Hỗ trợ trên cả hai bản Community và Ultimate Edition:

Chỉ hỗ trợ trên bản Ultimate Edition:

  • Visual SourceSafe
  • Perforce
  • ClearCase
  • Team Foundation Server

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “IntelliJ IDEA 2024.3 Is Out!”. JetBrains Blog. 13 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ “JetBrains/intellij-community”. GitHub.
  3. ^ “FAQ - IntelliJ Open-Source Project - Confluence”. www.jetbrains.org. no-break space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 37 (trợ giúp)
  4. ^ “IntelliJ IDEA:: Java refactoring plus sophisticated code refactoring for JSP, XML, CSS, HTML, JavaScript”. JetBrains. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  5. ^ Martin Fowler. “Crossing Refactoring's Rubicon”. MartinFowler.com.
  6. ^ Andrew Binstock (ngày 22 tháng 9 năm 2010). “InfoWorld review: Top Java programming tools”. InfoWorld.
  7. ^ “Google releases Android Studio 1.0, the first stable version of its IDE”. VentureBeat. ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ “What is the IntelliJ Platform?”. VentureBeat. ngày 23 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “IntelliJ IDEA:: Download Latest Version of IntelliJ IDEA”. JetBrains. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ “IntelliJ IDEA 2016.1 is Here - IntelliJ IDEA Blog”. blog.jetbrains.com.
  11. ^ a b “IntelliJ IDEA:: Features”. JetBrains. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ “JetBrains Community Edition Plugin Repository”. plugins.jetbrains.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ “JetBrains IntelliJ IDEA Plugin Repository”. plugins.jetbrains.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ a b c “IntelliJ IDEA Editions Comparison”. JetBrains. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ “Haskell - Plugins - JetBrains”. JetBrains Plugin Repository.
  16. ^ “sylvanaar2 / Lua For IDEA / wiki / Home — Bitbucket”. bitbucket.org. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  17. ^ “Python Community Edition - Plugins - JetBrains”. JetBrains Plugin Repository.
  18. ^ a b “JetBrains Delights the Python Community with a Free Edition of its Famous IDE, PyCharm 3.0”. jetbrains.com. ngày 24 tháng 9 năm 2013.
  19. ^ “Julia - Plugins - JetBrains”. JetBrains Plugin Repository.
  20. ^ “Built-in SBT Support in IntelliJ IDEA 13”. JetBrains. ngày 18 tháng 11 năm 2013.
  21. ^ “IDE Connectors”. Atlassian. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  22. ^ “We are discontinuing the support for Atlassian IDE Connectors - Atlassian Developers”. developer.atlassian.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Vài câu tỏ tình hàng tuyển
Những lời tỏ tình với đôi chút lãn mạn và một bầu trời yêu thương
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Masumi Kamuro (神かむ室ろ 真ま澄すみ, Kamuro Masumi) là một học sinh của Lớp 1-A (Năm Nhất) và là thành viên của câu lạc bộ nghệ thuật. Cô là một người rất thật thà và trung thành, chưa hề làm gì gây tổn hại đến lớp mình.
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không