Jan Krissler

Jan Krissler
Quốc tịchĐức
Nghề nghiệpHacker
Nổi tiếng vìĐánh cắp dữ liệu sinh trắc học

Jan Krissler (được biết đến nhiều hơn với biệt danh starbug) là một nhà khoa học máy tínhhacker người Đức. Anh nổi tiếng nhất bởi chuyên đi xâm nhập các hệ thống sinh trắc học, mà nổi bật nhất là trường hợp Touch ID của iPhone.[1] Anh còn là thành viên thường trực của cộng đồng hacker Đức và Châu Âu.

Vân tay của các chính trị gia Đức nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Krissler cùng với câu lạc bộ máy tính Chaos đã cho công bố vân tay của Wolfgang Schäuble – Bộ trưởng Bộ nội vụ Đức lúc bấy giờ, nhằm tẩy chay tính năng mã hóa vân tay cũng như đưa ra bằng chứng về khái niệm hack vân tay. Anh chụp lại những vết in vân tay của Schäuble lên một mảnh kính bằng máy quay kĩ thuật số, rồi cũng tinh chỉnh lại nó bằng kỹ thuật số.[2] Trước đó, Bộ trưởng Bộ nội vụ Schäuble đã giới thiệu hộ chiếu sinh trắc học, trong đó lưu một bản sao vân tay của chủ nhân hộ chiếu.

Anh tái hiện vụ tấn công vào năm 2014 khi sao chép vân tay của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đức Ursula von der Leyen từ một tấm ảnh in có độ phân giải cao. Vụ việc được công bố tại Chaos Communication Congress – một hội nghị do câu lạc bộ của anh tổ chức năm 2014.[3][4]

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh các hoạt động xã hội cũng như xuất bản các ấn phẩm báo chí tự do, Krissler còn là một nhà khoa học. Những công trình đầu tiên của anh là nghiên cứu độ bảo mật của các hệ thống sinh trắc học.[5] Sau đó Krissler cũng nghiên cứu nền móng của các hệ thống sợi quang học và phát triển những cuộc tấn công mới vào thẻ thông minh.[6][7][8]

Kể từ năm 2014, anh chú trọng vào các phương pháp mới nhằm tấn công những hệ thống sinh trắc học. Anh được giới quốc tế ghi nhận nhờ việc nghiên cứu những rủi ro phát sinh từ máy chụp hình độ phân giải cao gắn trên điện thoại thông minh với mục đích ngầm đánh cắp vân tay.[9] Khiếm khuyết trong các hệ thống thanh toán sinh trắc học cũng là một lĩnh vực nghiên cứu khác của Krissler.[10] Hiện tại, Krissler đang làm trợ lý nghiên cứu tại TU Berlin, làm việc cùng nhóm nghiên cứu của Jean-Pierre Seifert.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Alex Hern (ngày 30 tháng 12 năm 2014). “Hacker fakes German minister's fingerprints using photos of her hands”. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ “Datenschutz: Schäubles Zeigefinger gehackt”, Zeit Online (bằng tiếng Đức), truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018
  3. ^ CCC. “Ich sehe, also bin ich... Du”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ Kleinman, Zoe (ngày 29 tháng 12 năm 2014). “Fingerprint 'cloned from photos'. BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ Lisa Thalheim, Jan Krissler, Peter-Michael Ziegler (tháng 11 năm 2002), Heise (biên tập), “Body Check Biometric Access Protection Devices and their Programs Put to the Test”, C't (bằng tiếng Đức), Hannover: Heise, 2002 (11), tr. 114Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Guggi Kofod, Denis N. Mc Carthy, Jan Krissler, Günter Lang, Grace Jordan (ngày 18 tháng 5 năm 2009), “Electroelastic optical fiber positioning with submicrometer accuracy: Model and experiment”, Applied Physics Letters (bằng tiếng Đức), 94 (20), tr. 202901, Bibcode:2009ApPhL..94t2901K, doi:10.1063/1.3134002, ISSN 0003-6951Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Norbert Arndt-Staufenbiel, Guenter Lang, Jan Krissler, Henning Schroeder, Wolfgang Scheel (ngày 7 tháng 4 năm 2004), “Specific glass fiber technologies: lensing and laser fusion”, Microwave and Optical Technology 2003 (bằng tiếng Đức), SPIE, 5445: 83–87, Bibcode:2004SPIE.5445...83A, doi:10.1117/12.558095, truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Clemens Helfmeier, Dmitry Nedospasov, Christopher Tarnovsky, Jan Starbug Krissler, Christian Boit (ngày 4 tháng 11 năm 2013), “Breaking and entering through the silicon”, Proceedings of the 2013 ACM SIGSAC conference on Computer & communications security - CCS '13 (bằng tiếng Đức), ACM, tr. 733–744, doi:10.1145/2508859.2516717, ISBN 9781450324779Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Tobias Fiebig, Jan Krissler, and Ronny Hänsch (tháng 8 năm 2014). “Security Impact of High Resolution Smartphone Cameras | USENIX”. Workshop on Offensive Technologies (WOOT). USENIX Association. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Julian Fietkau, Starbug, and Jean-Pierre Seifert (tháng 8 năm 2018). “Swipe Your Fingerprints! How Biometric Authentication Simplifies Payment, Access and Identity Fraud | USENIX”. Workshop on Offensive Technologies (WOOT). USENIX Association. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ TU Berlin. “Institut für Softwaretechnik und Theoretische Informatik: Jan Krissler” (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan