Julius Richard Petri

Julius Richard Petri
Sinh(1852-05-31)31 tháng 5, 1852
Barmen, Đức
Mất20 tháng 12, 1921(1921-12-20) (69 tuổi)
Zeitz, Đức
Quốc tịchPhổ
Tư cách công dânĐức
Trường lớpKaiser-Wilhelm-Akademie für das militärärztliche Bildungswesen, Charité (Berlin)
Sự nghiệp khoa học
Ngànhvi sinh học, quân y, phẫu thuật
Nơi công tácKaiserliches Gesundheitsamt, viện điều dưỡng Göbersdorf, Hygiene Museum, Kaiserliches Gesundheitsamt

Julius Richard Petri (31 tháng 5 năm 1852 - 20 tháng 12 năm 1921)[1] là một nhà vi khuẩn học người Đức, thường được coi là người phát minh ra đĩa Petri trong khi làm việc với tư cách trợ lý cho bác sĩ người Đức Robert Koch.

Petri đầu tiên nghiên cứu y khoa tại Học viện y khoa quân sự Kaiser-Wilhelm (1871-1875) và nhận bằng y khoa vào năm 1876. Ông tiếp tục nghiên cứu tại Bệnh viện CharitéBerlin và đảm nhận vai trò là một bác sĩ quân y cho đến năm 1882. Ông là người đã phát kiến ra đĩa Petri, dụng cụ để nghiên cứu vi sinh vật mà ngày nay tên của ông được dùng để đặt cho dụng cụ này.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tiên, Petri học và nghiên cứu y khoa tại Kaiser – Wilhelm – Học viện Quân y (Academy for Military Physicians) (1871–1875), và tại đây ông tốt nghiệp và nhận được bằng y khoa vào năm 1876. Ông tiếp tục việc nghiên cứu của mình tại Charité HospitalBerlin và tiếp tục công việc của mình như là một Dược sĩ quân y tới năm 1882.

Từ năm 1877 tới năm 1879, ông được bổ nhiệm về Phòng sức khỏe Hoàng gia (Imperial Health Office) (Đức: Kaiserliches Gesundheitsamt) ở Berlin, tại đây ông trở thành trợ lý cho Robert Koch. Từ lời đề nghị của Angelina Hesse và Walther Hesse, phòng thí nghiệm của Koch bắt đầu nuôi cấy vi khuẩn trên đĩa thạch. Petri từ đó phát minh ra phương pháp nuôi cấy trên đĩa tiêu chuẩn hay còn gọi là đĩa Petri, và ông đã nghiên cứu sâu hơn và phát triển các kỹ thuật nuôi cấy trên thạch với mục đích phân lập hay dòng hóa các khuẩn lạc vi khuẩn từ một tế bào ban đầu. Bước tiến mới này đã làm cho việc phân lập và định danh chính xác các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người trở nên khả thi.

Thông tin khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013, Google đã tạo ra một logo phim hoạt hình để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 161 của Petri.[2] Doodle này bao gồm hình vẽ sáu đĩa Petri. Sự liên hệ giữa Google và hình trong đĩa Petri chưa rõ ràng dẫn đến nhiều sự giải thích khác nhau trên các trang web - một số cho rằng đó là các chữ cái của từ "Google",[3] những người khác thì lại thấy nó đã mô tả những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà ta thường chạm vào.[4]

Khi đưa con trỏ vào các đĩa Petri, nó sẽ xuất hình các hình ảnh một chiếc tất bốc mùi, một nắm vặn khóa cửa, bàn phím máy tính, một con chó đang chảy nước dãi, một cái cây dưới mưa, và một cái đĩa đang được chùi rửa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Petri, Julius Richard - Neue Deutsche Biographie (Deutsche)”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Anupam Saxena (ngày 31 tháng 5 năm 2013). “Google pays tribute to Julius Richard Petri”.
  3. ^ “Google cultures a microbe-laded doodle for Julius Richard Petri”. IBN Live Tech. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ National Science Foundation, The (2011). Top 10 germiest places, a fact sheet. NSF International. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Shelob tức Mụ Nhện là đứa con cuối cùng của Ungoliant - thực thể đen tối từ thời hồng hoang. Mụ Nhện đã sống từ tận Kỷ Đệ Nhất và đã ăn thịt vô số Con Người, Tiên, Orc
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru