Charité - Đại học Y khoa Berlin | |
---|---|
Vị trí | |
, | |
Thông tin | |
Loại | Đại học công lập |
Thành lập | 1710 |
Hiệu trưởng | Karl Max Einhäupl |
Nhân viên | 10.400 (kể cả nhân viên bệnh viện) |
Số Sinh viên | 7.325 |
Khuôn viên | đô thị |
Website | www.charite.de |
Thông tin khác | |
Thành viên | Đại học Tự do Berlin Đại học Humboldt Berlin |
Charité - Đại học Y khoa Berlin (tiếng Đức: Charité - Universitätsmedizin Berlin) là một bệnh viện kiêm trường Y học của cả Đại học Humboldt Berlin lẫn Đại học Tự do Berlin. Sau khi hợp nhất với khu trường sở thứ tư vào năm 2003, Charité là một trong số các bệnh viện đại học lớn nhất châu Âu.[1]
Theo lệnh của vua Frederick I của Phổ ngày 14.11.1709, bệnh viện này được khởi sự thành lập năm 1710 ở khu tường thành phía bắc thành phố Berlin nhằm đón trước trận bùng nổ bệnh dịch hạch đã làm giảm số dân của Đông Phổ. Sau khi trận dịch nói trên không đụng tới thành phố, thì bệnh viện được sử dụng như một bệnh viện từ thiện dành cho các người nghèo. Ngày 9.1.1727 Frederick William I của Phổ đặt tên bệnh viện là Charité, tức là "lòng từ thiện".[2] Việc xây dựng một anatomical theatre[3] năm 1713 đánh dấu sự khởi đầu của trường Y học, thời đó do collegium medico-chirurgicum của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ (Preußische Akademie der Wissenschaften) giám sát. Năm 1795 thiết lập trường Pépinière (trường bồi dưỡng) để đào tạo các "y tá quân đội".
Sau khi Đại học Berlin (nay là Đại học Humboldt Berlin) được thành lập năm 1810, thì khoa trưởng trường Y học Christoph Wilhelm Hufeland sáp nhập Charité dùng làm bệnh viện dạy học năm 1828. Rudolf Virchow - từng là sinh viên trường Pépinière - làm trợ lý giải phẫu cho nhà giải phẫu Robert Froriep ở đây và năm 1856 trở thành giám đốc của viện bệnh lý học mới được thành lập, nơi ông triển khai lý thuyết sinh học tế bào của mình.
Sau khi chia cắt thành phố Berlin năm 1949, Charité ở Mitte nắm giữ bệnh viện chính của Đông Berlin sáp nhập với Đại học Humboldt Berlin, trong khi Đại học Tự do Berlin (Freie Universität Berlin) của Tây Berlin nắm giữ Klinikum Steglitz được dựng lên năm 1968, được sự ủng hộ của Quỹ Benjamin Franklin (Hoa Kỳ) của Eleanor Lansing Dulles. Năm 1986 bệnh viện Rudolf Virchow của thành phố trở thành trường Y học thứ hai của Đại học Tự do Berlin. Sau khi tái thống nhất nước Đức, thành phố Berlin có 3 bệnh viện đại học, cuối cùng tất cả đều hợp nhất thành các cơ sở của Charité vào năm 2003. Việc tổ chức lại vẫn đang tiến hành.
Nhiều nhà khoa học và thầy thuốc nổi tiếng đã học tập hoặc làm việc ở Charité. Trong số đó có:
Ngày nay, Charité có 7.500 sinh viên. Bệnh viện chữa trị 1.080.000 bệnh nhân ngoại trú và 128.000 bệnh nhân nội trú hàng năm trong 3.500 giường bệnh.[4] Có 14.400 nhân viên làm việc trong 4 địa điểm ở Berlin:
Nói một cách chính xác, các địa điểm ở Mitte, Lichterfelde và Wedding là những trung tâm Y học độc lập, mỗi nơi tự chữa trị cho các bệnh nhân của mình bằng thuốc men và phương pháp chữa trị hiện đại. Tuy nhiên, sáp nhập với Deutsche Forschungsgemeinschaft (Quỹ nghiên cứu Đức) và Helmholtz-Gemeinschaft Deutscher Forschungszentren (Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu Đức Helmholtz), việc nghiên cứu chuyên môn và liệu pháp chữa trị tập trung vào Deutsches Herzzentrum Berlin (DHZB) (Trung tâm khoa bệnh tim Đức ở Berlin) tại khu trường sở Virchow Klinikum, Trung tâm Y học không gian[5] tại khu trường sở Benjamin Franklin, "German Rheumatology Research Center" (Trung tâm nghiên cứu bệnh thấp khớp Đức) tại khu trường sở Charité Mitte, và "Trung tâm Phân tử và Khoa bệnh tim lâm sàng" (Center for Molecular and Clinical Cardiology) tại khu trường sở Berlin Buch. Trung tâm khoa bệnh tim (DHZB) có chương trình cấy ghép tim lớn nhất Đức và – sau London cùng Paris – lớn thứ ba trên thế giới.