Kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2025, Việt Nam chính thức kỷ niệm 50 năm kể từ khi thống nhất.

Bối cảnh và chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện 30 tháng 4

[sửa | sửa mã nguồn]

Công tác chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 30 tháng 12 năm 2022, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị khẩn lên kế hoạch cho công tác tổ chức kỷ niệm 50 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất diễn ra vào ngày 30 tháng 4 năm 2025.[1] Ngay sau đó, vào đầu tháng 1 năm 2023, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã công bố kế hoạch tổ chức hàng loạt các sự kiện và hoạt động kỷ niệm. Sự kiện này được Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định thuộc vào Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia và được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.[2] Đến tháng 8 cùng năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 55 công trình được liệt vào sự kiện, phân chia thành 6 lĩnh vực khác nhau bao gồm: Văn hóa – Xã hội; Kinh tế; Đô thị; Khoa học công nghệ – Đổi mới sáng tạo; Cải cách hành chính; Quốc phòng an ninh – Đối ngoại.[3] Một cuộc vận động sáng tác các tác phẩm về văn học và nghệ thuật cũng đã được Thành phố này phát động với chủ đề "Thành phố Hồ Chí Minh – 50 năm tự hào bản anh hùng ca".[4] Cùng với Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam thì đây là một trong 3 "sự kiện rất lớn" của nước này trong giai đoạn 2023 − 2025.[5]

Trong sáng ngày 25 tháng 3 năm 2024, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa đã chính thức thông tin về việc sẽ tổ chức diễu binh, diễu hành vào dịp 30 tháng 4 năm 2025. Nhiệm vụ này cũng được giao cho Cục Quân huấn, Quân khu 7 và UBND Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách khảo sát vị trí và hợp luyện cho các lực lượng vũ trang. Đồng thời, chuẩn bị trận địa pháo lễ và không quân bay trên bầu trời Thành phố.[6] Đến ngày 17 tháng 4 năm 2024, phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên chủ trì đã được tổ chức. Ông đã yêu cầu các hoạt động phải gắn liền với "hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ" và tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam.[7] Số lượng công trình liên quan đến dịp kỷ niệm vào tháng 8 năm 2024 đã tăng lên 61 công trình.[8]

Diễu hành, diễu binh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kế hoạch chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về kế hoạch diễu binh, diễu hành trong sự kiện kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất được công bố lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 3 năm 2024 bởi Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa. Công tác chuẩn bị địa điểm được giao cho Cục Quân huấn, Quân khu 7 và UBND Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách khảo sát.[6] Theo kế hoạch, lực lượng diễu binh sẽ bao gồm 34 khối và lực lượng diễu hành bao gồm 11 khối với tổng số lượng người tham gia là 11.220 người.[5]

Chương trình kỷ niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ đề "Xuân thống nhất" tại Đường hoa Nguyễn huệ năm 2025.
Chủ đề "Xuân thống nhất" tại Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2025.

Các hoạt động như văn hóa, văn nghệ và thể thao cũng được Thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch tổ chức.[5]

Tuyên truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, mục đích chính của sự kiện là nhằm phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam về "tầm vóc, giá trị ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Mý cứu nước, Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".[9] Chủ đề trong công tác tuyên truyền theo hướng dẫn là "Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước".[10]

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cũng đã gửi 23 khẩu hiệu tuyên truyền đến các tổ chức, cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan:[11]

  1. Nhiệt liệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)!
  2. Thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc!
  3. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình!
  4. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta!
  5. Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sự kiện có tầm vóc quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc!
  6. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Chiến công vĩ đại của thế kỷ XX!
  7. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại!
  8. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thắng lợi của sức mạnh, ý chí, bản lĩnh Việt Nam!
  9. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thắng lợi của truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước!
  10. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam!
  11. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Nam Bắc một nhà, non sông liền dải!
  12. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam!
  13. Tinh thần chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi tỏa sáng, phát huy giá trị trong thời đại ngày nay!
  14. Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng!
  15. Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất!
  16. Phát huy sức mạnh tinh thần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!
  17. Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo di nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh!
  18. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và sức mạnh con người Việt Nam, tự chủ, tự hào bước vào kỷ nguyên mới!
  19. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công!
  20. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
  21. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
  22. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
  23. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Nút giao An Phú

[sửa | sửa mã nguồn]

Nút giao được bắt đầu khởi công vào cuối năm 2022 tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức với mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Công trình được xếp vào loại dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hò Chí Minh. Đây cũng được xem là nút giao thông lớn nhất và hiện đại nhất của Thành phố. Nút giao thông nằm ở điểm đầu của đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; và điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt đường Mai Chí Thọ bao gồm 3 tầng với hầm chui, đường nối và cầu vượt. Quy mô làn đường của nút giao lên tới 10–12 làn xe bao gồm: hầm chui với 4 làn hai chiều, các cầu vượt với mỗi nhánh 2 làn xe. Các cầu vượt bao gồm: một cầu vượt chữ Y nối giữa đường Mai Chí Thọ (hướng xa lộ Hà Nội) và đường Lương Định Của với đường cao tốc; một cầu vượt cho hướng rẽ phải từ đường cao tốc vào đường Mai Chí Thọ (hướng đường Võ Nguyên Giáp). Giữa nút giao có đảo trung tâm với tháp trung tâm cao 36 m, xung quanh vị trí này là hồ nước cạn, đài phun nước và đèn chiếu sáng.[12]

Cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu tổ chức các phương án thiết kế kiến trúc cho một cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn nằm giữa cầu Ba Sonhầm Thủ Thiêm. Kiến trúc của công trình do Liên danh Chodai – Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam thiết kế với thác nước tuần hoàn nằm về phía quảng trường trung tâm Thủ Thiêm. Hai phía đầu cầu được thiết kế nằm ở quận 1 thuộc khu vực công viên bến Bạch Đằng, gần với phố đi bộ Nguyễn Huệ với đầu còn lại ở thành phố Thủ Đức thuộc khu vực công viên bờ sông Sài Gòn và ngoài ranh khu A, thuộc phía Nam quảng trường trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm.[13]

Nhà ga T3 ở Sân bay Tân Sơn Nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga T3 thuộc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được tiến hành khởi công vào ngày 31 tháng 8 năm 2023 bao gồm 3 hạng mục chính lần lượt là nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga.[14] Nhà ga được quy hoạch để thực hiện cho các chuyến bay quốc nội do Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện.[15] Khu vực nhà xe kết hợp dịch vụ phi hàng không được xây dựng tổ hợp gồm 2 tầng hầm, 2 tầng hầm chung, 2 khối phức hợp thương mại – văn phòng 4 tầng nổi và khối nhà để xe máy 3 tầng.[14]

Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình bắt đầu được xây dựng vào tháng 4 năm 2023 với kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng nằm trên đường Lữ Gia thuộc quận 11, nằm cạnh sân vận động Phú Thọ. Dự án bao gồm 2 tầng hầm; khối rạp xiếc và biểu diễn đa năng có 12 tầng nổi cùng khối hành chính, dịch vụ và nhà hàng là 2 tầng nổi. Công trình bao gồm 2.000 chỗ ngồi và phòng tập luyện đa năng với 300 chỗ.[16]

Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim "Địa đạo"

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Văn Hiếu (ngày 30 tháng 12 năm 2022). "Chỉ thị Về việc tổ chức các hoạt động hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)" (PDF). Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2024 – qua Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. ^ Sỹ Thành (ngày 17 tháng 1 năm 2023). "TP.HCM: Nhiều hoạt động hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Nguyễn Thảo; Mỹ Duyên (ngày 13 tháng 8 năm 2023). "Infographic: 55 công trình của TP.HCM chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Tiến Lực (ngày 5 tháng 7 năm 2023). "Vận động sáng tác nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024 – qua Tạp chí Tuyên giáo.
  5. ^ a b c Trần Thường (ngày 12 tháng 8 năm 2024). "Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". VietNamNet. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ a b "Sẽ tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước". Báo Chính phủ. ngày 26 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Trường Hoàng (ngày 17 tháng 4 năm 2024). "TP HCM: Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Viết Dũng (ngày 27 tháng 8 năm 2024). "Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 61 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam". Báo Xây dựng. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Đinh Thị Mai 2025, tr. 1"Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam."
  10. ^ Đinh Thị Mai 2025, tr. 2"Chủ đề tuyên truyền Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước"
  11. ^ Đinh Thị Mai 2025, tr. 16–17
  12. ^ Xuân Nghi (ngày 19 tháng 7 năm 2024). "Nút giao An Phú dự kiến hoàn thành vào năm 2025". VnEconomy. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Đào Trang (ngày 12 tháng 10 năm 2023). "Diện mạo cầu đi bộ siêu đẹp bắc qua sông Sài Gòn". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ a b Thái Phương (ngày 11 tháng 8 năm 2023). "Khởi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất quy mô 5 tầng, 112.500 m2". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ Thái Phương (ngày 19 tháng 6 năm 2024). "Cận cảnh tiến độ nhà ga T3 Tân Sơn Nhất". Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Phương Nhi; Cẩm Nương (ngày 18 tháng 2 năm 2024). "Hình hài rạp xiếc và biểu diễn đa năng 1.400 tỉ ở TP.HCM sau một năm khởi công". Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Tổng hợp các lãnh địa được sử dụng trong Jujutsu Kaisen
Bành trướng lãnh địa được xác nhận khi người thi triển hô "Bành trướng lãnh địa" những cá nhân không làm vậy đều sẽ được coi là "Giản dị lãnh địa"
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Người anh trai quốc dân Choso - Chú thuật hồi
Người anh trai quốc dân Choso - Chú thuật hồi
Choso của chú thuật hồi chiến: không theo phe chính diện, không theo phe phản diện, chỉ theo phe em trai