Kabedon

Tập tin:壁ドン (30856959271).jpg
Kabedon

Kabedon (壁ドン? Kabe nghĩa là "Tường", don là từ tượng thanh của tiếng "rầm" khi đập vào tường) hay Kabe-Don đề cập tới hành động đập mạnh vào tường. Ý nghĩa thứ nhất là hành động đập vào tường như một hành động phản đối khi phòng bên cạnh gây ồn ào.[1] Một ý nghĩa khác thường xuất hiện trong manga hay anime shōjo khi một người dồn một người khác vào vách tường tạo ra tiếng "don", và điều này đã trở nên phổ biến như một "lời tỏ tình" lém lỉnh.[2][3]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ Kabedon xuất hiện lần đầu vào năm 2008 khi diễn viên lồng tiếng Ryōko Shintani gọi nó là "tình huống đáng yêu". Nó đã được phổ biến trong manga shōjo L♥DK của tác giả Ayu Watanabe;[4][5] và vào tháng 4 năm 2014, manga đã được chuyển thể thành một bộ phim live-action.[6] Sau đó, thuật ngữ này bắt đầu trở nên quen thuộc với công chúng và đã xuất hiện trong nhiều manga shōjo khác.[1]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Nhật Bản, Kabedon chủ yếu xuất hiện trong manga hay anime khi một chàng trai ép một cô gái vào tường; cùng lúc đó, tay anh ta đập vào tường bao quanh cô gái, và âm thanh "don" được tạo ra.[7]

Ở Nhật Bản, nhiều tòa nhà thường có tường mỏng và không cách âm. Như vậy, những hành động đơn giản như đóng cửa hoặc bật tivi có thể bị hàng xóm nghe thấy một cách dễ dàng. Khi tiếng ồn trở lên quá lớn, người Nhật có xu hướng đập những bức tường ngăn cách giữa hai căn phòng để phản đối.[1]

Tại Trung Quốc, kabedon đã được sử dụng trong quảng cáo nước súc miệng Listerine.[8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Ashcraft, Brian. “Manga Trope Appears in Noodle Commercial, Confuses Some People”. Kotaku.
  2. ^ “Feeling Exhilaration, Even Through a Mistake: Experiencing the "Kabe-Don" Japanese Girls Love So Much”. Japanese kawaii idol music culture news | Tokyo Girls Update.
  3. ^ “Would kabe-don work outside of Japan?【Video】”. ngày 13 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Junko. Kiss Him, Not Me Vol. 2. Translation Notes. ISBN 9781682330340.
  5. ^ Green, Scott. “Kodansha Announces Manga Licenses Including "Princess Jellyfish". Crunchyroll.
  6. ^ “Kento Yamazaki's Best Movies and Dramas”. ReelRundown.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Berman, Margo (ngày 1 tháng 7 năm 2016). “The Blueprint for Strategic Advertising: How Critical Thinking Builds Successful Campaigns”. Routledge – qua Google Books.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Download Saya no Uta Việt hóa
Download Saya no Uta Việt hóa
Trong thời gian sống tại bệnh viện, Fuminori đã gặp 1 cô gái xinh đẹp tên Saya
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Bách nhọ nữ sinh và vượt thời không bộ pháp. Theo một thống kê có thể chính xác.