Shōjo

Trang bìa của một trong những tạp chí shōjo ra đời sớm nhất, Shōjo Sekai, xuất bản ngày 1 tháng 7 năm 1908 bởi Hakubunkan.

Shōjo, shojo hay shoujo (Tiếng Nhật:少女 - thiếu nữ) là một từ tiếng Nhật bắt nguồn từ một cách biểu đạt trong tiếng Trung bằng cùng các ký tự như vậy. Từ này có nghĩa đen gần tương đương với từ "thiếu nữ" hay "nữ vị thành niên" trong tiếng Việt, dành riêng để chỉ những người nữ giới trong độ tuổi từ 7 đến 18 tuổi.[1] Shōjo có thể được dịch nôm na sang tiếng Việt là "cô gái".

Từ ghép kanji 少女 cũng có thể được phát âm là otome, mặc dù từ otome (có nghĩa là "trinh nữ") thường được viết bằng kanji là 乙女.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như hầu hết các từ ghép kanji, thuật ngữ shōjo là được mượn từ các ký tự chữ Hán, có lẽ thông qua Hàn Quốc. Thuật ngữ 少女 được phát âm shào nǚ trong tiếng Quan Thoại, thiếu nữ trong tiếng Việt, so nyŏ trong tiếng Hàn Quốc, và shōjo trong tiếng Nhật (Hebon-shiki Rōmaji), mặc dù như đã lưu ý ở trên, nó còn có thể được phát âm là otome trong tiếng Nhật.

Bản viết lâu đời nhất còn tồn tại của thuật ngữ 少女 nằm trong bộ Hậu Hán thư, xuất bản ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, ở chương 86, Truyền thuyết về người Dao, được dùng để chỉ những cô gái trẻ.[2]

Vào thế kỷ 17, từ này đã được du nhập vào tiếng Nhật thông qua sự thừa nhận đối với hệ thống hợp pháp Ritsuryō kiểu Hoa, trong đó nó dùng để chỉ các cô gái ở giữa tuổi 17 và 20.[1][5]

Cách dùng hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các văn cảnh chính thống, shōjo là một bộ phận của shōnen (nghĩa là vị thành niên). Ngày nay, khi shōnen thường được dùng để chỉ nam vị thành niên, shōjo có thể được coi là từ đối nghĩa, chỉ bất kỳ đối tượng nữ vị thành niên nào ở dưới độ tuổi 20.[6] Từ Onano ko (女の子) cũng có nghĩa gần tương đương, nhưng rộng hơn, có thể dùng để nói về cả những đối tượng nữ giới trẻ tuổi đã trưởng thành.

Ở Nhật Bản, từ shōjo có rất nhiều cách áp dụng không chính thống. Nó có thể dùng để chỉ bất cứ thứ gì thuộc - dành cho nữ sinh.[7] Ví dụ như shōjo manga (truyện tranh shōjo), shōjo bunka (văn hóa shōjo),[8] tiểu thuyết shōjo, sở thích shōjo, và thời trang shōjo, vân vân.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Shogakukan Daijisen Editorial Staff (1998), Daijisen (大辞泉?) (Dictionary of the Japanese language), Revised Edition. Tokyo: Shogakukan. ISBN 978-4095012124.
  2. ^ “Chinese Dictionary, Department of Education of Republic of China”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ 後漢書 南蠻西南夷傳 Department of Asian History, Nagoya University Accessed 2008-09-14
  4. ^ 1 Dật (鎰) tương đương 315 gram New Chinese dictionary online
  5. ^ 清水民子『女の子はどう育つか: 少女期その世界と発達』新日本出版社、1989年4月、ISBN 4406017232
  6. ^ Public Prosecutors Office, Japan
  7. ^ Shogakukan Dictionary Editorial Staff (2003), Tsukaikata no wakaru ruigo reikai jiten (使い方の分かる類語例解辞典?) ("A Dictionary of Synonyms in Japanese"), New Edition. Tokyo: Shogakukan. ISBN 978-4095055220.
  8. ^ 山崎まどか『オードリーとフランソワーズ-乙女カルチャー入門』(晶文社、ISBN 4794965184、2002年

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Cùng xem các bạn nam có quan tâm đến cân nặng không nhé
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua "SOUL" như thế nào
Dù nỗ lực đến một lúc nào đó có lẽ khi chúng ta nhận ra cuộc sống là gì thì niềm tiếc nuối bao giờ cũng nhiều hơn sự hài lòng.
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Đưa ra quyết định mua cổ phiếu là bạn đang bước vào 1 cuộc đặt cược, nếu đúng bạn sẽ có lời và nếu sai thì bạn chịu lỗ
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần