Kepler-4b

Kepler-4b
So sánh kích thước giữa Sao Hải Vương (trái) với Kepler-4b (phải).
Khám phá[3]
Ngày phát hiện2010-01-04[1]
Kĩ thuật quan sát
Transit (Kính viễn vọng không gian Kepler)[2]
Đặc trưng quỹ đạo
,04558 AU (6.819.000 km)[4]
Độ lệch tâm0.25 ± 0.12[5]
3.2135[4] d
Độ nghiêng quỹ đạo89.76[4]
SaoKepler-4[4]
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
0.357[4] RJ
3.878 R🜨
Khối lượng.077[4] MJ
Nhiệt độ1650[4]

Kepler-4b, ban đầu được gọi với cái tên là KOI 7.01, là một hành tinh ngoài hệ mặt trời lần đầu tiên được phát hiện bởi phương pháp quá cảnh bởi tàu vũ trụ Kepler. Bán kính và khối lượng của nó tương tự như của Sao Hải Vương; tuy nhiên, do ở quá gần ngôi sao chủ, nó nóng hơn đáng kể so với bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời.[4][6] Phát hiện về hành tinh này đã được công bố vào ngày 4 tháng 1 năm 2010 tại Washington D.C cùng với bốn hành tinh khác ban đầu được phát hiện bởi tàu vũ trụ Kepler và sau đó được xác nhận bởi các kính thiên văn tại Đài thiên văn W. M. Keck.

Danh pháp và lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-4b được đặt tên như vậy vì nó là hành tinh đầu tiên được phát hiện trên quỹ đạo của ngôi sao Kepler-4. ngôi sao được đặt tên theo sứ mệnh Kepler, một sứ mệnh của vệ tinh của NASA nhằm tìm hành tinh có sự sống ở vùng chòm sao Cygnus và Lyra. Lúc đầu, Kepler-4b được kính viễn vọng Kepler phát hiện bằng phương pháp khóa cảnh với kí hiệu là KOI 7.01.[7]

Ngôi sao mẹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-4b là một ngôi sao giống mặt trời[3] nằm cách Trái đất khoảng 1610 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Draco.[8]

Đặc điểm của hành tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-4b quay quanh ngôi sao mẹ trong khoảng thời gian là 3,213 ngày ở khoảng cách 0,046 AU.[3] Khoảng cách từ Kepler-4b đến sao mẹ gần đến mức nó gần sao chủ hơn 8 lần so với khoảng cách từ sao Thủy tới Mặt trời. Chính vì thế nên nhiệt độ tại đây có thể lên đến 1700 kelvin (2600 °F) (1426 °C).[5] Hành tinh này ước tính có bán kính gấp 25 lần Trái Đất (159275 km) và khối lượng gấp bốn lần Trái Đất.[3] Bán kính và khối lượng mặc dù tương đương với sao Hải Vương, nhưng nhiệt độ thì không tương đồng với bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời. Độ lệch tâm của Kepler-4b được giả định là 0, tuy nhiên trong một cuộc phân tích về các dữ liệu khám phá đã tìm thấy giá trị là 0,25 ± 0,12.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rich Talcott (5 tháng 1 năm 2010). “215th AAS meeting update: Kepler discoveries the talk of the town”. Astronomy.com. Astronomy magazine. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ “Mission overview”. Kepler and K2. NASA. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ a b c d Borucki, William J.; và đồng nghiệp (2010). “Kepler-4b: A Hot Neptune-like Planet of a G0 Star Near Main-sequence Turnoff”. The Astrophysical Journal Letters. 713 (2): L126–L130. arXiv:1001.0604. Bibcode:2010ApJ...713L.126B. doi:10.1088/2041-8205/713/2/L126.
  4. ^ a b c d e f g h “Summary Table of Kepler Discoveries”. NASA. 15 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ a b c Kipping, David; Bakos, Gáspár (2011). “An Independent Analysis of Kepler-4b through Kepler-8b”. The Astrophysical Journal. 730 (1). 50. arXiv:1004.3538. Bibcode:2011ApJ...730...50K. doi:10.1088/0004-637X/730/1/50.
  6. ^ Ron Cowen (4 tháng 1 năm 2010). “Kepler space telescope finds its first extrasolar planets”. Science News. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ Borucki, William J.; và đồng nghiệp (2011). “Characteristics of Planetary Candidates Observed by Kepler. II. Analysis of the First Four Months of Data”. The Astrophysical Journal. 736 (1). 19. arXiv:1102.0541. Bibcode:2011ApJ...736...19B. doi:10.1088/0004-637X/736/1/19.
  8. ^ Roman, Nancy G. (1987). “Identification of a Constellation From a Position”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 99 (617): 695–699. Bibcode:1987PASP...99..695R. doi:10.1086/132034. Vizier query form

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Kepler-4 b tại Wikimedia Commons

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan