Kepler-10c

Kepler-10c
Ngoại hành tinh Danh sách hệ hành tinh

So sánh kích thước của Kepler-10 c với Trái Đất và Sao Hải Vương
Sao chủ
Sao Kepler-10[1]
Chòm sao Thiên Long
Xích kinh (α) 19h 02m 43s[1]
Xích vĩ (δ) +50° 14′ 29″[1]
Cấp sao biểu kiến (mV) 11.157[2]
Khoảng cách564 ± 88 [1] ly
(173 ± 27 pc)
Phân loại sao G
Khối lượng (m) 0.910 ± 0.021[2] M
Bán kính (r) 1.065 ± 0.009[2] R
Nhiệt độ (T) 5708 ± 28[2] K
Độ kim loại [Fe/H] −0.15 ± 0.04[2]
Tuổi 10.6+1.5
−1.3
[2] tỷ năm
Tham số quỹ đạo
Bán trục lớn(a) 0.2407+0.0044
−0.0053
[3] AU
Chu kỳ quỹ đạo(P) 45.29485+0.00065
−0.00076
[3] d
Độ nghiêng quỹ đạo (i) 89.65+0.09
−0.12
[3]°
Thời gian đi qua (Tt) 245971.6761+0.002
−0.0023
[3] JD
Các thông số vật lý
Khối lượng(m)17.2 ± 1.9[1] M
Bán kính(r)2.35+0.09
−0.04
R
Khối lượng riêng(ρ)7100 ± 1000[1] kg/m3
Hấp dẫn bề mặt(g)~30[2] m/s²
Nhiệt độ (T) Teq: 584 +54
−17
[2] K
Thông tin phát hiện
Ngày phát hiện Thông báo ngày 23 tháng 5 năm 2011[4]
Người phát hiện
Phương pháp phát hiện Nhìn bằng kính thiên văn (Phi vụ Kepler)[4]
Tình trạng quan sát Thông báo[4]

Kepler-10c là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay quanh ngôi sao lớp G[5] Kepler-10, nằm trong chòm sao Thiên Long, cách Trái Đất khoảng 568 năm ánh sáng. Từ những quan sát của tàu không gian Kepler, các nhà khoa học đã công bố việc phát hiện ra nó vào tháng 5 năm 2011, mặc dù Kepler-10c đã được coi là một ứng viên hành tinh từ tháng 1 năm 2011, khi phát hiện ra hành tinh Kepler-10b. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và xác nhận quan sát bằng sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn không gian Spitzer của NASA và áp dụng kỹ thuật Blender để loại trừ hầu hết các sai lệch. Kepler-10c là hành tinh quá cảnh thứ ba được xác nhận bằng thống kê (dựa trên tính toán xác suất chứ không phải quan sát thực tế), sau Kepler-9d và Kepler-11g. Nhóm sử dụng kính Kepler xem phương pháp thống kê mà dẫn đến việc phát hiện ra Kepler-10c như là điều cần thiết để xác nhận nhiều hành tinh ngoại lai khác trong phạm vi quan sát của kính thiên văn không gian Kepler.[5]

Kepler-10c quay quanh ngôi sao chủ của nó trong 45 ngày ở khoảng cách trung bình bằng 1/4 đơn vị thiên văn. Nó có bán kính gấp đôi Trái Đất, nhưng khối lượng riêng cao hơn, cho thấy thành phần vật chất trong hành tinh chủ yếu là đá chiếm khoảng 5-20% khối lượng băng.[2][5][6] So sánh với đại dương của Trái Đất thì hành tinh này chỉ chiếm 0,02% khối lượng hành tinh của chúng ta,[7] với thêm một lượng bổ sung một vài lần được lưu trữ trong lớp phủ.[8]

Khám phá và xác nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2011, quỹ đạo của hành tinh nằm gần hơn Kepler-10b được xác nhận là quay quanh sao Kepler-10 sau khi đo các đặc tính đi ngang qua (lúc nó vượt qua sao chính Kepler-10, làm ngôi sao chính mờ đi một chút) và hiệu ứng vận tốc xuyên tâm phát hiện trong phổ của Kepler-10 cung cấp thông tin cần thiết để chứng tỏ rằng nó thực sự là một hành tinh.[5] Ngoài ra, các nhà thiên văn còn nhận thấy có sự mờ đi theo chu kỳ dài hơn trong phổ của Kepler-10, điều này gợi ra có thể tồn tại hành tinh thứ hai trong hệ; tuy vậy, vẫn có khả năng hiệu ứng mờ đi này có nguyên nhân khác, và sự kiện đi ngang qua có thể là một khẳng định sai (false positive).[5] Việc cố gắng đo hiệu ứng vận tốc xuyên tâm đối với vật thể đặt tên tạm thời KOI 072.02 tỏ ra không hiệu quả; do vậy, để loại bỏ các kết quả sai, đội nghiên cứu Kepler đã sử dụng kỹ thuật Blender.[5]

Sử dụng kỹ thuật Blender được bổ trợ thêm kết quả đo từ thiết bị IRAC gắn trên kính thiên văn không gian Spitzer, mà đã được sử dụng từ 30 tháng 8 đến 15 tháng 11 năm 2010 nhằm xác định thêm đường cong ánh sáng (light curve) của Kepler-10 ở thời điểm có thể KOI 072.02 đi ngang qua nó. Các nhà thiên văn tìm thấy vật thể đi ngang qua đã không tạo ra hiệu ứng màu, một đặc điểm dành cho các ngôi sao. Kết quả này củng cố thêm vật thể KOI 072.02 là một hành tinh chứ không phải là ngôi sao thứ hai quay quanh Kepler 10.[5] Thêm vào đó, thiết bị IRAC không tìm thấy sự khác nhau trong tín hiệu đi ngang qua khi so sánh đường cong ánh sáng của ngôi sao trong bước sóng hồng ngoại và khả kiến; nếu có ngôi sao đi ngang qua Kepler-10 tín hiệu quang học đo được phải giống tương tự nhau, nhưng sẽ khác nhau trong bước sóng hồng ngoại.[9]

Kính thiên văn 3,5m của Đài quan sát WIYN được sử dụng để chụp ảnh vết (speckle imaging) của hành tinh này vào ngày 18 tháng 6 năm 2010; thêm vào đó camera PHARO đặt ở kính thiên văn 5m thuộc Đài quan sát Palomar được sử dụng với khả năng quang học thích nghi của nó. Các đài quan sát này, kết hợp với quan sát phổ của Kepler-10 chụp từ Đài quan sát W.M. Keck, đã loại bỏ khả năng rằng ánh sáng của một ngôi sao ở gần đã làm giảm phổ quan sát được của sao Kepler-10 và tạo ra kết quả đưa các nhà thiên văn học đến tin tưởng có một hành tinh thứ hai quay quanh Kepler-10. Tất cả mọi khả năng, với ngoại lệ nếu có một ngôi sao nằm chính xác trước hay sau Kepler-10, đã chắc chắn bị loại trừ; ngay cả với trường hợp này, đội Kepler tìm thấy rằng nếu một ngôi sao thực sự nằm giống hàng với Kepler-10 khi nhìn từ Trái Đất, một ngôi sao như thế khó có khả năng là một sao khổng lồ.[5]

Với độ chắc chắn lớn hơn được thiết lập, đội Kepler tiến hành so sánh các mô hình thình thành sử dụng kỹ thuật Blender để thực hiện các đo lường quang học từ dữ liệu thu thập bởi vệ tinh Kepler. Kỹ thuật Blender cho phép đội nghiên cứu loại trừ phần lớn các khả năng có thể xảy ra, mà nổi bật đó là hệ ba ngôi sao. Kỹ thuật Blender tiếp tục được đội Kepler dùng để xác định mọi mô hình bao gồm hệ ba ngôi sao (một hệ đôi có một ngôi sao và một cặp hai ngôi sao khác) có thể cho đường cong ánh sáng giống với của Kepler-10, mà dựa vào đó có thể thực hiện các quan sát tiếp theo để phát hiện ra mọi ngôi sao trong hệ. Chỉ còn có một khả năng còn lại sau khi đã loại bỏ được tất cả khả năng đây là một hệ ba ngôi sao đó là nếu đường cong ánh sáng có nguyên nhân từ ảnh hưởng giao thoa bởi một ngôi sao nền, hoặc quả thực do bởi một hành tinh quay quanh Kepler-10 đi ngang qua nó.[5]

So sánh KOI 072.02 với 1235 vật thể tiềm năng trong trường quan sát của Kepler cho phép các nhà thiên văn sử dụng các mô hình đi đến xác nhận KOI 072.02 là một hành tinh với độ tin cậy cao. KOI 072.02 sau đó được đổi tên thành Kepler-10c.[5] Việc xác nhận hành tinh này tồn tại được công bố tại hội nghị của Hội Thiên văn Hoa Kỳ tổ chức tại Boston ngày 23 tháng 5 năm 2011.[4]

Kepler-10c là mục tiêu đầu tiên của tàu Kepler được quan sát bằng kính thiên văn Spitzer với hi vọng xác định được bóng hẹp của hành tinh dựa trên hình dạng của đường cong ánh sáng ở thời điểm hành tinh này đi ngang qua sao chủ. Vào lúc khám phá ra Kepler-10c, Spitzer là kính thiên văn duy nhất có khả năng phát hiện bóng hẹp trong thời điểm hành tinh đi ngang qua sao chủ từ dữ liệu của tàu Kepler mà cho phép mở rộng dữ liệu khiến chúng có thể được phân tích cho kết quả có ý nghĩa. Hành tinh này cũng là hành tinh thứ ba được xác nhận thông qua phân tích dữ liệu thống kê (hơn là quan sát thực tế), sau các hành tinh Kepler-9dKepler-11g.[5] Trong bài báo công bố sự tồn tại của Kepler-10c, nhóm nghiên cứu Kepler đã thảo luận làm cách nào mà một tỷ lệ lớn các hành tinh trong tầm quan sát của kính thiên văn Kepler có thể được xác nhận theo phương pháp phân tích thống kê này.[9]

Kepler-10 là một sao loại G nằm cách Trái Đất 173 parsec (564 năm ánh sáng). Khối lượng của Kepler-10 bằng 0,895 lần khối lượng Mặt Trời và bán kính bằng 1,056 lần bán kính Mặt Trời.

Với nhiệt độ hữu hiệu bằng 5627 K, Kepler-10 lạnh hơn Mặt Trời một chút. Ngôi sao cũng chứa ít thành phần kim loại và già hơn nhiều: độ kim loại của nó đo được bằng [Fe/H] = −0.15 (chứa sắt ít hơn 29% so với Mặt Trời). Kepler-10 có tuổi xấp xỉ 10,6 tỷ năm.[3]

Kepler-10 có cấp sao biểu kiến bằng 11,2, có nghĩa là từ Trái Đất không thể nhìn thấy ngôi sao này bằng mắt thường.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Kepler-10c là hành tinh nằm phía ngoài trong hai hành tinh quay quanh Kepler-10, với chu kỳ quỹ đạo bằng 45,29485 ngày Trái Đất ở khoảng cách 0,2407 AU. Hành tinh phía trong, Kepler-10b, là một hành tinh[5] đá có chu kỳ quỹ đạo ~0,8 ngày ở khoảng cách 0,01684 AU.[1] Nhiệt độ cân bằng của Kepler-10c ước tính bằng 584 K, nóng hơn khoảng 4 lần so với Sao Mộc. Độ nghiêng quỹ đạo của hành tinh bằng 89,65º, hay khi nhìn từ Trái Đất sẽ hầu như thấy cạnh của mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh sao Kepler-10. Các nhà thiên văn đã quan sát các lần hành tinh này đi ngang qua ngôi sao chủ.[1]

Kepler-10c có khối lượng ước tính bằng 15–19 khối lượng Trái Đất. Với bán kính ước tính chỉ bằng 2,35 (2,31 đến 2,44) lần bán kính Trái Đất (do đó thể tích của nó xấp xỉ 12–15 lần thể tích Trái Đất), và khối lượng riêng lớn hơn so với của Trái Đất (6–8 g cm−3), nó khó có thể chứa một lượng đáng kể khí hiđrôheli. Bầu khí quyển chứa nhiều hiđrô có thể đã bị mất dần qua thời gian 10,6 tỷ năm của hệ sao Kepler-10. Ngoài ra, khả năng lớn là thành phần của hành tinh chủ yếu là đá, với nước chiếm 5–20% theo khối lượng. Lượng nước này có thể chủ yếu tập trung ở dạng pha "băng nóng" dưới áp suất cao.[2][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “Kepler-10 Stellar properties”. NASA Exopplanet Archive. NASA. 2017. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i j The Kepler-10 planetary system revisited by HARPS-N: A hot rocky world and a solid Neptune-mass planet, Xavier Dumusque, Aldo S. Bonomo, Raphaelle D. Haywood, Luca Malavolta, Damien Segransan, Lars A. Buchhave, Andrew Collier Cameron, David W. Latham, Emilio Molinari, Francesco Pepe, Stephane Udry, David Charbonneau, Rosario Cosentino, Courtney D. Dressing, Pedro Figueira, Aldo F. M. Fiorenzano, Sara Gettel, Avet Harutyunyan, Keith Horne, Mercedes Lopez-Morales, Christophe Lovis, Michel Mayor, Giusi Micela, Fatemeh Motalebi, Valerio Nascimbeni, David F. Phillips, Giampaolo Piotto, Don Pollacco, Didier Queloz, Ken Rice, Dimitar Sasselov, Alessandro Sozzetti, Andrew Szentgyorgyi, Chris Watson, (Submitted on 1 Octorber 2017)
  3. ^ a b c d e f Jean Schneider (2011). “Notes for planet Kepler-10 c”. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ a b c d “Kepler-10c and a New Method to Validate Planets”. Ames Research Center. NASA. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l Fressin, F.; và đồng nghiệp (2011). “Kepler-10c, a 2.2 Earth Radius Transiting Planet in a Multiple System”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 197: 5. arXiv:1105.4647. Bibcode:2011ApJS..197....5F. doi:10.1088/0067-0049/197/1/5. Đã bỏ qua tham số không rõ |class= (trợ giúp)
  6. ^ a b Clavin, Whitney (ngày 1 tháng 10 năm 2017). “Astronomers Confounded By Massive Rocky World”. NASA. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Fraser Cain (2017). “What Percent of Earth is Water?”. Universe Today. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ Megan Fellman (2017). “New Evidence for Oceans of Water Deep in the Earth” (Thông cáo báo chí). Northwestern University. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ a b “Planet? Check”. Jet Propulsion Laboratory. California Institute of Technology/NASA. 2011. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Cung mệnh và chòm sao của Kaveh - Genshin Impact
Hiện tại thì cả tên cung mệnh lẫn tên banner của Kaveh đều có liên quan đến thiên đường/bầu trời, tên banner lão là 天穹の鏡 (Thiên Khung chi Kính), bản Việt là Lăng kính vòm trời, bản Anh là Empryean Reflection (Heavenly reflection
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Cô được tiết lộ là Ác quỷ Kiểm soát (支 し 配 は い の 悪 あ く 魔 ま Shihai no Akuma?), Hiện thân của nỗi sợ kiểm soát hoặc chinh phục